CPI của Mỹ được dự báo sẽ cho thấy dấu hiệu tích cực trong việc kiểm soát lạm phát

CPI của Mỹ được dự báo sẽ cho thấy dấu hiệu tích cực trong việc kiểm soát lạm phát

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:27 15/05/2024

Chỉ số CPI của Mỹ được kỳ vọng đã hạ nhiệt trong tháng 4 sau ba tháng liên tiếp tăng vượt dự báo vào đầu năm.

Theo ước tính, CPI lõi được dự đoán đã tăng 0.3% trong tháng trước. CPI tổng thể được dự đoán đã tăng 0.4%, một phần do giá xăng tăng cao.

Giá thuê nhà đang khiến lạm phát ở Mỹ khó kiểm soát

Nếu kết quả đúng như vậy, các nhà đầu tư cũng như các quan chức Fed sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi CPI lõi liên tục tăng vượt ước tính trong 3 tháng trước đó, làm dấy lên lo ngại rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn để lạm phát quay trở lại mức 2% một cách bền vững.

Stephen Stanley, kinh tế trưởng tại Santander US Capital Markets, cho biết: “Fed đang trì hoãn mọi ý định cắt giảm lãi suất cho đến khi lạm phát tiếp tục giảm một cách bền vững. Trong bối cảnh đó, tôi kỳ vọng CPI tháng 4 sẽ giảm đúng như kỳ vọng.”

Dưới đây là những điều cần chú ý trong các phần chính của báo cáo, sẽ được công bố cùng lúc với dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 4:

Lạm phát giá cho thuê
Giá cho thuê nhà là thành phần lớn nhất của CPI và là lý do lớn nhất khiến lạm phát vẫn ở mức cao. Hai hạng mục cần chú ý là giá thuê tương đương của chủ sở hữu (OER), chiếm 27% CPI và tiền thuê nhà ở, chiếm 8%. Cả hai thường có mối tương quan chặt chẽ trong quá khứ, tuy nhiên từ đầu năm, hai chỉ số này đã biến động khác nhau.

Andrew Schneider, nhà kinh tế cấp cao của Hoa Kỳ tại BNP Paribas, cho biết: “Dựa trên những thay đổi về giá thuê thị trường, giá nhà cũng như chỉ số giá thuê nhà của BLS, chúng tôi cho rằng giá cho thuê sẽ giảm tốc trong quý II/2024, ở mức 0.4%. Chúng tôi cho rằng nguồn chính gây ra lạm phát là từ giá thuê nhà”.

Lạm phát giá thực đơn nhà hàng
Dù thực phẩm xa nhà không được tính trong chỉ số CPI lõi, tuy nhiên đây vẫn là một thành phần quan trọng trong chỉ số PCE được công bố vào ngày 31/5.

Chi phí của các nhà hàng đã giảm nhanh chóng trong năm qua, có thể nhờ lạm phát thực phẩm giảm và mức lương tăng. Theo Bloomberg Economics, vào tháng 2 và tháng 3, danh mục thực phẩm xa nhà có mức tăng nhỏ nhất kể từ đầu năm 2021. Nhưng trong tháng 4, chỉ số này có thể tăng mạnh hơn sau khi California tăng mức lương tối thiểu.

Các nhà kinh tế Anna Wong và Estelle Ou cho biết: “Ngay cả khi CPI lõi giảm nhẹ trong tháng 4, có thể chỉ số PCE lõi vẫn cao hơn CPI. Mức lương tối thiểu dành cho lĩnh vực đồ ăn nhanh của California đã tăng 20%, có khả khiến đẩy chỉ số PCE lõi của tháng 4 tăng 5 bps.”

Chi phí vận chuyển
Hai thành phần quan trọng khác trong dữ liệu CPI là giá vé máy bay và bảo hiểm ô tô. Dữ liệu PPI được công bố hôm qua cho thấy chi phí dịch vụ hàng không đã giảm 3.8% trong tháng Tư.

Dù chi phí dịch vụ hàng không của PPI sử dụng dữ liệu đầu vào khác với giá vé máy bay của CPI, nhưng các nhà phân tích vẫn coi đó là dấu hiệu cho thấy giá vé máy bay của CPI sẽ không tăng mạnh. Hơn nữa, PCE lõi sử dụng dữ liệu từ PPI thay vì CPI, vì vậy giá vé máy bay gần như sẽ ít tăng trong thời gian tới.

Bảo hiểm xe là một thành phần khác có tác động lớn đến chỉ số CPI trong những tháng gần đây mà không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số PCE. Thành phần này đã tăng 2.6% trong tháng 3, đánh dấu mức tăng hàng tháng lớn thứ ba được ghi nhận kể từ năm 1985, trái ngược với các thành phần khác trong lạm phát dịch vụ, vốn đang có xu hướng giảm.

Bảo hiểm ô tô đã được chứng minh là khó dự báo và các nhà phân tích vẫn đang không chắc chắn về kết quả của lĩnh vực này trong báo cáo sắp tới. Chỉ số CPI lõi đã tăng hơn 1% so với chỉ số PCE lõi trong 12 tháng tính đến tháng 3 và tình trạng lạm phát bảo hiểm ô tô ở sẽ là giúp hai chỉ số này cân bằng trong tương lai.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ