Dự luật thuế và chi tiêu mang dấu ấn của Donald Trump đã tiến thêm một bước quan trọng để trở thành luật vào thứ Ba, sau khi Thượng viện Mỹ kết thúc nhiều ngày tranh cãi và thông qua dự luật được gọi là “dự luật tuyệt đẹp” với tỷ lệ sít sao.
Dự luật ngân sách mới của Donald Trump – được ông gọi là “dự luật lớn đẹp đẽ” – đang gây tranh cãi dữ dội vì bản chất tái phân phối ngược: cắt giảm phúc lợi cho người nghèo để giảm thuế cho người giàu. Không chỉ đi ngược lại các cam kết tranh cử của chính Trump, dự luật này còn khiến nhiều nghị sĩ Cộng hoà đối mặt nguy cơ mất ghế trong kỳ bầu cử sắp tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiến gần tới việc thông qua dự luật cắt giảm thuế trị giá 4.5 nghìn tỷ USD, một gói luật quy mô lớn đi kèm với việc cắt giảm chi tiêu phúc lợi và trợ cấp năng lượng xanh, đồng thời đẩy thâm hụt ngân sách và nợ công Mỹ lên mức kỷ lục.
Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
Dự luật thuế chủ chốt mà Donald Trump gọi là “dự luật lớn, đẹp đẽ” đang tiến sát tới vạch đích khi Thượng viện Mỹ bước vào cuộc chạy đua nước rút để thông qua trước thời hạn 4/7 do chính Trump đặt ra. Tuy nhiên, với sự phản đối đồng loạt từ đảng Dân chủ và những bất đồng nội bộ trong đảng Cộng hòa về quy mô chi tiêu và tác động tới ngân sách, số phận của đạo luật vẫn còn bỏ ngỏ, dù đã vượt qua một số trở ngại thủ tục quan trọng.
Các công ty vận tải biển và logistics cảnh báo rằng chính sách thuế thất thường của Donald Trump kết hợp với mực nước sông xuống thấp đang gây ra tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng tồi tệ nhất châu Âu kể từ đại dịch Covid-19.
Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.