Chiến lược giao dịch AUD khi nền kinh tế rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan"

Chiến lược giao dịch AUD khi nền kinh tế rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan"

Trần Kiều Oanh

Trần Kiều Oanh

Junior Analyst

14:57 10/09/2022

Đô la Úc biến động, chịu ảnh hưởng bởi các tin tức nội địa và quốc tế.

RBA tăng lãi suất 50bps đúng như kỳ vọng, đẩy mục tiêu lãi suất trong năm chạm ngưỡng 2.35%. Trong một phát biểu gần đây, thống đốc Phillip Lowe cho biết có thể cân nhắc điều chỉnh giảm tốc độ tăng lãi suất - một động thái dovish trong bối cảnh kinh tế Úc phức tạp. Kết quả là, lợi suất TPCP Khối thịnh vượng chung Úc (ACG) kỳ hạn 3 năm giảm từ 3.26% xuống 3.11% trong khi ASX 200 tăng vọt.

Úc công bố dữ liệu GDP quý 2 suy yếu, chạm ngưỡng 0.7% (con số trong tháng trước là 0.8%), trong khi kết quả GDP hàng năm đến cuối tháng 7 cán mốc 3.6% y/y, đánh bại kỳ vọng thị trường ở mức 3.4% y/y. Thặng dư thương mại Úc trong tháng 7 đạt 8.7 tỷ AUD, trái với dự đoán 14.6 tỷ AUD và kết quả kỷ lục 17.7 tỷ AUD trong tháng 6. Triển vọng xuất khẩu Úc ảm đạm phần lớn bắt nguồn từ suy thoái kinh tế tại Trung Quốc, do ảnh hưởng của Covid 19.

Trung Quốc cũng công bố dữ liệu CPI tháng 8 cán mốc 2.5% thay vì dự kiến là 2.8%, trong khi kết quả PPI đạt 2.3% (con số kỳ vọng là 3.2%), thúc đẩy chính phủ gia tăng các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế.

Đô la Úc có thể chịu áp lực trong thời gian tới do ảnh hưởng của xuất khẩu hàng hóa yếu kém cùng với một RBA dovish. Đô la Mỹ biến động là động lực để trader AUD/USD và EUR/USD tập trung theo dõi bức tranh giao dịch toàn cảnh. Mọi con mắt đang hướng đến dữ liệu CPI và PPI Hoa Kỳ được công bố vào thứ Ba và thứ Tư tới.

BIỂU ĐỒ AUD/USD VÀ EUR/USD TRONG TUẦN

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ

Giá trị các khoản vay được điều chỉnh tại các ngân hàng Mỹ đã tăng gấp bốn lần trong hai năm, cho thấy áp lực tài chính đang tích tụ bên dưới bề mặt. Dù tỷ lệ nợ quá hạn mới có dấu hiệu chậm lại, phần lớn cải thiện này chỉ đến từ việc điều chỉnh lại điều khoản cho vay. Trong khi đó, quỹ dự phòng của nhiều tổ chức đang mỏng đi đáng kể, làm dấy lên lo ngại về khả năng chống chịu trước những cú sốc kinh tế sắp tới.
Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Hôm qua chúng ta đã nói về kết quả đáng thất vọng của cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc 20 năm trị giá 15 tỷ đô la – tạo ra một trong những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2025 và ngay lập tức gợi ra sự so sánh với cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Nhật Bản 20 năm thảm khốc của chính Nhật Bản vào đầu năm nay, gây ra một đợt bán tháo dữ dội đối với cả trái phiếu và cổ phiếu.
Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?

Từng được xem là thiên đường đầu tư với sức mạnh từ Big Tech và đồng USD vững chắc, thị trường Mỹ giờ đây đang khiến nhiều nhà đầu tư phải đặt dấu hỏi. Khi cổ phiếu châu Âu bứt phá mạnh mẽ và đồng bạc xanh suy yếu, niềm tin vào “chủ nghĩa đặc biệt” của Mỹ bắt đầu lung lay. Phải chăng thời kỳ hoàng kim của Phố Wall đang dần khép lại?
BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ