Cập nhật thị trường phiên Á 22.03: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Phố Wall lập kỷ lục mới

Cập nhật thị trường phiên Á 22.03: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Phố Wall lập kỷ lục mới

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:24 22/03/2024

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều vào thứ Sáu (22/03), dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn sau khi dữ liệu mới về lạm phát dai dẳng tại Mỹ xuất hiện.

Chứng khoán Úc ổn định, chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ. HĐTL chứng khoán Hồng Kông giảm. Những động thái này diễn ra sau đợt tăng mạnh hôm 21/03, đẩy chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương lên mức đỉnh trong gần hai năm.

HĐTL chứng khoán Mỹ tăng đầu phiên Á sau khi chỉ số S&P 500 tăng 0.3% lên mức đỉnh mới hôm 21/03, dẫn đầu bởi đà tăng của lĩnh vực công nghiệp và ngân hàng. Cổ phiếu của Reddit đã bứt phá hơn 48% sau khi IPO. Mặt khác, cổ phiếu Apple và Alphabet lao dốc trong bối cảnh áp lực pháp lý tăng cao.

Bộ Tư pháp Mỹ đang kiện nhà sản xuất iPhone vì vi phạm luật chống độc quyền. Tại châu Âu, công ty được cho là đang phải đối mặt với các cuộc điều tra về việc liệu họ có tuân thủ Đạo luật thị trường kỹ thuật số của khu vực hay không. Cổ phiếu Apple đã bốc hơi hơn 4%, mất 115 tỷ USD giá trị thị trường.

Dữ liệu kinh tế mới công bố của Mỹ hôm 21/03 về nhà ở, sản xuất và thị trường lao động cho thấy khả năng phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ có thể khiến Fed hạ lãi suất chậm hơn so với kỳ vọng.

(Chỉ số S&P 500)

Sau tin, TPCP Mỹ giảm, với lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm tăng 3bps hôm 21/03, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm cũng tăng hơn 1bps. Lợi suất tăng cao đã đẩy chỉ số DXY tiến 0.4% trong phiên, sau đó ổn định vào hôm 22/03.

Tỷ giá USD/JPY giảm mạnh, giao dịch quanh mức 151 đầu phiên hôm nay khi lạm phát ở Nhật Bản tăng với tốc độ nhanh nhất trong 4 tháng. Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ xem liệu BoJ có tiếp tục thực hiện các đợt tăng lãi suất tiếp theo vào cuối năm nay hay không.

Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers cảnh báo Fed đang xem xét thời điểm cắt giảm lãi suất, nhưng ông cho rằng điều này có thể không cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ và thị trường tài chính sôi động. Ông chia sẻ: "Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại vội vàng như vậy".

Mặt khác, Societe Generale SA đã nâng dự báo về chỉ số S&P 500 từ 4,750 điểm lên 5,500 điểm vào cuối năm nay, mức cao nhất trong số các chiến lược gia được Bloomberg theo dõi. Manish Kabra, giám đốc chiến lược của Societe Generale, nhận định: "Nền kinh tế Mỹ đang có sự tăng trưởng vượt trội so với các quốc gia khác. Mặc dù thị trường đang có tâm lý lạc quan, chúng tôi tin rằng dự báo này là hoàn toàn hợp lý."

Trên thế giới, một số ngân hàng trung ương khác đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) và ngân hàng trung ương Mexico đã cắt giảm lãi suất, khiến đồng tiền của họ mất giá. Những động thái này là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương ở Anh, Châu Âu và Mỹ cũng sẽ sớm thực hiện nới lỏng chính sách.

Ngân hàng Trung ương Anh đã giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 16 năm tại 5.25% vào hôm 21/03. Hai quan chức BoE với lập trường diều hâu đã từ bỏ quan điểm tăng lãi suất, một dấu hiệu cho thấy BoE đang tiến gần hơn đến việc cắt giảm lãi suất. Đồng GBP suy yếu sau tin.

Tại châu Á, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) sẽ công bố báo cáo tài chính, Đài Loan cũng sẽ công bố dữ liệu việc làm tháng 2.

Giá dầu giảm trong hai phiên liên tiếp trong bối cảnh nhà đầu tư đánh giá triển vọng về lãi suất toàn cầu và căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông. Bitcoin giao dịch dưới mốc 66,000 USD, trong khi đó, giá vàng giảm sau khi lần đầu tiên tăng trên 2,200 USD/ounce.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ

Giá trị các khoản vay được điều chỉnh tại các ngân hàng Mỹ đã tăng gấp bốn lần trong hai năm, cho thấy áp lực tài chính đang tích tụ bên dưới bề mặt. Dù tỷ lệ nợ quá hạn mới có dấu hiệu chậm lại, phần lớn cải thiện này chỉ đến từ việc điều chỉnh lại điều khoản cho vay. Trong khi đó, quỹ dự phòng của nhiều tổ chức đang mỏng đi đáng kể, làm dấy lên lo ngại về khả năng chống chịu trước những cú sốc kinh tế sắp tới.
Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Hôm qua chúng ta đã nói về kết quả đáng thất vọng của cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc 20 năm trị giá 15 tỷ đô la – tạo ra một trong những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2025 và ngay lập tức gợi ra sự so sánh với cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Nhật Bản 20 năm thảm khốc của chính Nhật Bản vào đầu năm nay, gây ra một đợt bán tháo dữ dội đối với cả trái phiếu và cổ phiếu.
Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?

Từng được xem là thiên đường đầu tư với sức mạnh từ Big Tech và đồng USD vững chắc, thị trường Mỹ giờ đây đang khiến nhiều nhà đầu tư phải đặt dấu hỏi. Khi cổ phiếu châu Âu bứt phá mạnh mẽ và đồng bạc xanh suy yếu, niềm tin vào “chủ nghĩa đặc biệt” của Mỹ bắt đầu lung lay. Phải chăng thời kỳ hoàng kim của Phố Wall đang dần khép lại?
BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ