Cập nhật thị trường phiên Á 19.03: Chứng khoán châu Á tụt dốc, thị trường chờ đợi quyết định chính sách của BoJ

Cập nhật thị trường phiên Á 19.03: Chứng khoán châu Á tụt dốc, thị trường chờ đợi quyết định chính sách của BoJ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:57 19/03/2024

Chứng khoán châu Á trượt dốc trước quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), khi các quan chức dự kiến sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm cuối cùng trên thế giới.

Chứng khoán châu Á tụt dốc, dẫn đầu là chứng khoán Hồng Kông và Hàn Quốc, khi cả hai đều sụt giảm hơn 1%. Cổ phiếu công nghệ lao dốc sau đà giảm của cổ phiếu Nvidia khi công ty này ra mắt chip AI mới.

HĐTL chứng khoán Mỹ cũng chìm trong sắc đỏ. Động thái này diễn ra sau đà phục hồi của Phố Wall hôm 18/03 trước loạt quyết định chính sách của các ngân hàng trung ương trong tuần này.

Tại Nhật Bản, chứng khoán giảm điểm khi thị trường dự đoán BoJ sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm vào cuộc họp hôm 19/03, khi tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm. Tỷ giá USD/JPY giảm nhẹ trong bối cảnh có thông tin cho rằng BoJ cũng sẵn sàng chấm dứt chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC).

Theo nguồn đáng tin cậy, các quan chức BoJ cũng đang cân nhắc việc ngừng mua chứng chỉ quỹ ETF và quỹ đầu tư bất động sản. Thị trường đang đặt cược rằng BoJ sẽ nâng vị thế của họ đối với HĐTL đồng Yên lên mức cao nhất kể từ năm 2007 .

(Lãi suất chính sách của BoJ)

AUD suy yếu khi RBA chuẩn bị công bố chính sách lãi suất vào hôm 19/03 tới, được dự đoán sữ giữ nguyên lãi suất ở mức đỉnh 12 năm trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu chậm lại khi thất nghiệp tăng cao.

TPCP Mỹ không biến động nhiều trong phiên Á. Lợi suất TPCP 2 năm dao động gần mức đỉnh 2024 vào thứ Hai khi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed bị đẩy lùi.

Các nhà đầu tư ở châu Á sẽ theo dõi chặt chẽ Trung Quốc, nơi mà bất động sản đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Tập đoàn Evergrande và khoản nợ khổng lồ đã trở thành biểu tượng cho nền kinh tế trì trệ của quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng.

Tại Mỹ, Phố Wall đang chờ đón thêm thông tin chi tiết về Fed, và tuần tới sẽ là một tuần rất quan trọng khi loạt các quyết định lãi suất từ các nước G10 sẽ được đưa ra. Win Thin và Elias Haddad tại Brown Brothers Harriman cho biết: “Đây là một tuần bận rộn đối với các NHTW. Chắc chắn sẽ có một số bất ngờ và vì vậy sự ảm đạm ngày hôm nay có thể sẽ nhường chỗ cho những biến động lớn hơn phía trước”.

S&P500 đã kết thúc chuỗi 3 ngày giảm, chỉ số Nasdaq 100 tăng 1% và chỉ số MAG7 tăng 2%. Cổ phiếu Alphabet tăng vọt khi có thông tin rằng Alphabet đang đàm phán để đưa công cụ trí tuệ nhân tạo Gemini của Google vào iPhone.

Nhóm nhà kinh tế của Goldman Sachs dẫn đầu là Jan Hatzius đã hay đổi dự báo của họ cho việc Fed sẽ cắt giảm từ 100bps xuống còn 75bps (tương đương 3 lần cắt). Điều này cũng đã được hầu hết các nhà hoạt định chính sách dự báo từ tháng 12, khi "lạm phát đang tăng nhẹ". Các nhà đầu tư sẽ dồn tập trung vào biểu đồ dot plot để đánh giá số lần cắt giảm lãi suất dự kiến trong năm nay.

Phố Wall sẽ theo dõi sát sao bất kỳ dấu hiệu nào từ Powell về việc dỡ bỏ chính sách thắt chặt định lượng (QT). Một số ít cho rằng Fed sẽ bắt đầu nới lỏng và thu hẹp bảng cân đối kế toán sớm nhất là vào tháng 5, phần còn lại thì kỳ vọng thời điểm bắt đầu từ nửa cuối năm nay.

Ở thị trường khác, giá dầu tăng nhờ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga và việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+ đang là tâm điểm chú ý. Vàng giao dịch ổn định sau khi tăng trong phiên trước đó.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ

Giá trị các khoản vay được điều chỉnh tại các ngân hàng Mỹ đã tăng gấp bốn lần trong hai năm, cho thấy áp lực tài chính đang tích tụ bên dưới bề mặt. Dù tỷ lệ nợ quá hạn mới có dấu hiệu chậm lại, phần lớn cải thiện này chỉ đến từ việc điều chỉnh lại điều khoản cho vay. Trong khi đó, quỹ dự phòng của nhiều tổ chức đang mỏng đi đáng kể, làm dấy lên lo ngại về khả năng chống chịu trước những cú sốc kinh tế sắp tới.
Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Hôm qua chúng ta đã nói về kết quả đáng thất vọng của cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc 20 năm trị giá 15 tỷ đô la – tạo ra một trong những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2025 và ngay lập tức gợi ra sự so sánh với cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Nhật Bản 20 năm thảm khốc của chính Nhật Bản vào đầu năm nay, gây ra một đợt bán tháo dữ dội đối với cả trái phiếu và cổ phiếu.
Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?

Từng được xem là thiên đường đầu tư với sức mạnh từ Big Tech và đồng USD vững chắc, thị trường Mỹ giờ đây đang khiến nhiều nhà đầu tư phải đặt dấu hỏi. Khi cổ phiếu châu Âu bứt phá mạnh mẽ và đồng bạc xanh suy yếu, niềm tin vào “chủ nghĩa đặc biệt” của Mỹ bắt đầu lung lay. Phải chăng thời kỳ hoàng kim của Phố Wall đang dần khép lại?
BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ