Báo cáo GDP Mỹ quý 3 sắp công bố: Tăng trưởng có vẻ vẫn "cất cánh" giữa bão táp?

Báo cáo GDP Mỹ quý 3 sắp công bố: Tăng trưởng có vẻ vẫn "cất cánh" giữa bão táp?

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

08:42 24/10/2024

Giới phân tích đang đặt câu hỏi về mức độ ảnh hưởng của hai siêu bão vừa quét qua khu vực Đông Nam nước Mỹ đến số liệu GDP quý 3 sắp được công bố.

Tuy nhiên, theo tổng hợp các dự báo thời gian thực từ CapitalSpectator, tác động được cho là không đáng kể trong ngắn hạn.

Cụ thể, mức tăng trưởng trung bình dự báo cho GDP quý 3/2024 (công bố ngày 30/10) vẫn đạt mức ấn tượng 3.0% - ngang với đà tăng trưởng mạnh mẽ của quý trước đó. Điều này cho thấy hai cơn bão Milton và Helene có lẽ sẽ chỉ để lại dấu ấn nhẹ trong bức tranh kinh tế tổng thể.

US Real GDP Change

Mức tăng trưởng GDP thực tế so với dự báo quý 3/2024

Mặc dù thiệt hại kinh tế của mùa bão 2024 được dự báo lên tới 50 tỷ USD - một trong những mức thiệt hại lớn nhất lịch sử, các mô hình dự báo GDP vẫn chưa ghi nhận tác động rõ rệt. Đáng chú ý, mô hình GDPNow của Fed Atlanta thậm chí còn nâng dự báo tăng trưởng quý 3 so với ước tính tháng trước.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu ban đầu về tác động của bão đã xuất hiện trên thị trường lao động. Số liệu mới nhất cho thấy đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng vọt lên 260,000 đơn trong tuần kết thúc ngày 5/10 - mức cao nhất trong 3 năm qua. Dù vậy, con số này đã nhanh chóng hạ nhiệt trong tuần tiếp theo.

Các chuyên gia dự báo số đơn xin trợ cấp trong báo cáo ngày mai sẽ tăng nhẹ thêm 6,000 đơn lên 247,000 (theo khảo sát của Econoday).

Nhìn chung, giới chuyên gia đồng thuận rằng GDP quý 3 vẫn sẽ phản ánh một nền kinh tế vững vàng, dù có thể đối mặt với nhiều thách thức hơn trong quý cuối năm. Quan điểm này cũng được IMF chia sẻ trong báo cáo mới nhất:

"Dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 được điều chỉnh tăng lên 2.8% - cao hơn 0.2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 7. Sự điều chỉnh này dựa trên đà phục hồi mạnh mẽ của tiêu dùng và đầu tư doanh nghiệp. Sức bật của chi tiêu tiêu dùng đến từ hai yếu tố chính: tiền lương thực tế tăng (đặc biệt ở nhóm thu nhập thấp) và hiệu ứng giàu có (wealth effect) từ thị trường tài chính."

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ