Không gì phải bàn cãi khi nhận định rằng đại dịch Covid-19 đã đẩy thế giới vào suy thoái, và năm 2020 có thể sẽ còn tồi tệ hơn cả một cuộc khủng hoảng tài chính thông thường. Thiệt hại về kinh tế đang chồng chất khắp các quốc gia và vẫn tiếp tục gia tăng theo đà tăng của các ca nhiễm mới, cũng như một loạt biện pháp ngăn chặn dịch bệnh được các chính phủ đưa ra. Dưới đây là 5 biểu đồ của quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho thấy ảnh hưởng của đại dịch này tới thế giới.
Có hai lỗ hổng với kế hoạch của các bộ trưởng tài chính nhằm hỗ trợ nền kinh tế thời kỳ khủng hoảng. Nó tạo ra những khó khăn chính trị và không trả lời được câu hỏi về nợ dài hạn.
Vào tháng 1, trước khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu, một bác sĩ từ Tennessee đã nói với tôi một cấu rất thông thái. “Tất cả là phụ thuộc vào virus”, ông Mark Denison, giám đốc bộ phận của các bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Đại học Y khoa Vanderbilt, đã cho biết như thế. “Vấn đề là ở virus mà thôi. Chúng ta chỉ có thể thuận theo diễn biến và cố gắng ứng phó hết mức có thể”
Thị trường tài chính thế giới trong tháng 3 vừa rồi chứng kiến sự biến động giảm cùng chiều giữa vàng và cổ phiếu, điều hoàn toàn trái ngược với sự biến động thường thấy trong lịch sử của 2 loại tài sản này, gây bất ngờ lớn cho các nhà đầu tư. Khi thị trường tài sản toàn cầu giảm mạnh, bạn chỉ có thể bán những gì thanh khoản, có lãi và có chi phí tác động thấp. Do đó, sự bán tháo diễn ra đối với vàng dường như chỉ nhằm mục đích tăng tiền mặt cho các cuộc gọi giải chấp các loại tài sản khác.
Tâm lý “risk-on” nhen nhóm trở lại khi các chỉ số tương lai chứng khoán Châu Âu tăng nhẹ. Có lẽ chúng ta sẽ khó có thể chứng kiến sự đột biến về khối lượng giao dịch trong phiên hôm nay, khi châu Âu chuẩn bị bước vào kì nghỉ lễ phục sinh kéo dài 3 ngày. Tuy nhiên, không vì thế mà có thể xem nhẹ phiên hôm nay, khi lịch trình thế giới đang ngập tràn các sự kiện quan trọng, hoàn toàn có thể gây ra những biến động nhất định đối với thị trường.