Lợi suất thực của Hoa Kỳ giảm là dấu hiệu cho thấy Fed sẽ tiếp tục kéo dài sự hỗ trợ

Lợi suất thực của Hoa Kỳ giảm là dấu hiệu cho thấy Fed sẽ tiếp tục kéo dài sự hỗ trợ

19:26 11/08/2020

Giới đầu tư đang đổ tiền vào các tài sản rủi ro khi thị trường kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế

Lợi suất thực của trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012 trong tuần này phản ánh niềm tin rằng nền kinh tế suy yếu sẽ cần một chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian dài.

Lợi suất thực, đã loại bỏ những thay đổi ước tính về giá tiêu dùng so với lợi suất danh nghĩa trên trái phiếu, đã giảm trên khắp thế giới khi các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất và tung ra các biện pháp kích thích tiền tệ để hạn chế những suy thoái do đại dịch COVID-19.

Giới đầu tư cho rằng, đợt suy giảm mới nhất ở Mỹ là do kỳ vọng rằng Fed sẽ cần can thiệp nhiều hơn nữa để thúc đẩy nền kinh tế, sau những dấu hiệu cho thấy việc phục hồi đang bị đình trệ.

“Lợi suất thực thấp thể hiện một phong vũ biểu cho thanh khoản đang được bơm vào thị trường”. Jim Caron, giám đốc danh mục đầu tư cấp cao của Morgan Stanley Investment Management, cho biết. Ông cho biết thêm rằng giới đầu tư đang tìm kiếm thêm các cơ hội đầu tư khác.

Lợi suất thực hỗ trợ cho các tài sản tài chính và hỗ trợ cho tăng trưởng”

Giới đầu tư sẵn sàng cho nhiều hỗ trợ hơn từ Fed. Nguồn: Bloomberg

Quyết định của Fed giảm lãi suất xuống 0 vào tháng 3 và công bố các biện pháp khẩn cấp đã giúp thúc đẩy sự phục hồi trên diện rộng trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu khi các nhà đầu tư đổ tiền vào các tài sản rủi ro hơn.

Điều này đã hỗ trợ các công ty cần huy động vốn để vượt qua đại dịch, trong khi làm gia tăng sự giàu có cho những người nắm giữ cổ phiếu.

S&P 500 hiện đang ở trong vùng khả quan, trong khi Nasdaq Composite đã đạt mức cao kỷ lục.

Sự trượt dốc của lợi suất thực tế đã tăng tốc trong những tuần gần đây, mặc dù có ít sự thay đổi trên lợi suất danh nghĩa của trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm, hiện đang duy trì ở mức 0.59%.

Tuy nhiên lợi suất được điều chỉnh theo lạm phát, - được lấy từ lợi suất của trái phiếu chống lạm phát kỳ hạn 10 năm (TIPS), đã giảm xuống mức -1.01%. Mức âm sâu như vậy chỉ xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử.

Vào tháng 6, Jay Powell, Chủ tịch Fed, cho biết ông “thậm chí không nghĩ đến việc nghĩ đến việc tăng lãi suất”. Các quan chức Fed khác đã lặp lại lập trường "bồ câu" của ông trước cuộc họp tiếp theo của ngân hàng trung ương vào cuối tháng 7.

Scott DiMaggio, trưởng phòng trái phiếu tại AllianceBerntein, cho biết mức lợi suất thực tế hiện tại cho thấy các nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế. “Các ngân hàng trung ương đang làm mọi thứ có thể để đẩy lợi suất danh nghĩa xuống với hy vọng rằng họ sẽ thúc đẩy tăng trưởng".

"Những hỗ trợ bổ sung là cần thiết", theo Margaret Kerins, chiến lược gia trưởng về trái phiếu tại BMO Capital Markets, với mục tiêu cho sự phục hồi “lâu dài và ổn định” và “không có lo ngại lạm phát”

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã chấp nhận ý tưởng cho phép lạm phát tăng trên mức mục tiêu 2% của họ trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động kinh tế. Họ cũng đã tranh luận về ý tưởng kiểm soát đường cong lợi suất, trong đó Fed giới hạn lãi suất tại các kỳ hạn khác nhau, cũng như hướng dẫn rõ ràng hơn về công cụ định hướng chính sách.

Ông Caron tại Morgan Stanley Investment Management cho biết: “Fed không hối hận về những gì họ đang làm. Và họ sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa”

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Giá cổ phiếu Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong tuần này sau thông báo rằng Mỹ và Trung Quốc đa xích lại gần nhau hơn. Đà giảm của S&P 500 kể từ đầu năm đã bị xóa sạch. Điều đó diễn ra sau tin tức Mỹ cắt giảm thuế quan đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày, cùng với dữ liệu lạm phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tin tức này thay đổi rất ít. Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng việc đa dạng hóa danh mục khỏi đồng đô la Mỹ và cổ phiếu là hợp lý, đặc biệt khi USD chỉ phục hồi yếu ớt và lợi suất trái phiếu dài hạn ở Mỹ đang tăng lên.
Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ

Dữ liệu đầu quý hai cho thấy sản xuất khu vực đồng euro hồi phục nhẹ bất chấp bất ổn thương mại, nhưng ngành dịch vụ bắt đầu suy yếu. Lạm phát cơ bản tăng mạnh hơn dự kiến do giá dịch vụ cao, trong khi ECB duy trì lập trường dovish trước rủi ro từ chính sách thương mại Mỹ. Tăng trưởng quý đầu tiên khả quan, song triển vọng cả năm vẫn dưới tiềm năng do nhu cầu nước ngoài yếu.
Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát là một chủ đề được thảo luận đáng kể trên các phương tiện truyền thông chính thống trong vài năm qua. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi lạm phát tăng đột biến sau đại dịch năm 2020 do chi tiêu của người tiêu dùng (nhu cầu) tăng mạnh nhờ các khoản thanh toán kích thích và sản xuất (cung) bị đình trệ. Để hiểu tại sao điều đó xảy ra, chúng ta cần xem lại “Nguyên lý Kinh tế học cơ bản.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ