Những tin tức và phân tích đáng chú ý nhất trong ngày hôm nay 11/08/2020
18:35 11/08/2020
Dưới đây là tin tức và phân tích mới nhất từ Bloomberg Economics để giúp bạn chuẩn bị cho phiên Mỹ ngày hôm nay:
Số liệu việc làm của Vương quốc Anh suy giảm nghiêm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Số người Anh có việc làm giảm 220,000 người.
Việc Thủ tướng Boris Johnson cam kết đưa trẻ em Vương quốc Anh trở lại trường học với "ưu tiên hàng đầu của quốc gia" là có lý do rõ ràng - đó là cách duy nhất để khiến các bậc cha mẹ trở lại làm việc.
Mức chi tiêu của người tiêu dùng ở Vương quốc Anh đã nóng lên cùng với thời tiết trong tháng 7 khi mọi người mua thực phẩm mang đi và ghé thăm các cửa hàng địa phương nhiều hơn.
Phó thống đốc phụ trách thị trường và thành viên ủy ban ngân hàng và chính sách tiền tệ ông Dave Ramsden nói với tờ The Times trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Ngân hàng Trung ương Anh sẽ đẩy nhanh vàđẩy mạnh chương trình nới lỏng định lượng nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và thị trường lại chao đảo một lần nữa”.
Có vẻ như Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron đang nắm giữ chìa khóa để giúp Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đạt được một thỏa thuận thương mại.
Ông Tom Orlik cho biết bức tranh toàn cầu vẫn còn nhiều vấn đề. Trung Quốc và châu Âu đã sớm kiểm soát được COVID-19 và đang hoạt động trở lại - nhưng hiện đang phải đối mặt với sự phục hồi chậm và lo ngại về việc dịch bệnh bùng phát trở lại. Hoa Kỳ và một số thị trường mới nổi tiếp tục vật lộn với một đợt bùng phát COVID-19 mới chưa thể kiểm soát được.
Ngay cả khi Trung Quốc tiếp tục đáp trả lại chính quyền Trump, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh cũng đang báo hiệu rằng họ muốn giảm bớt căng thẳng với Mỹ khi ngày bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần. Nhưng căng thẳng vẫn chưa được giải quyết: Hoa Kỳ sẽ yêu cầu hàng nhập khẩu từ Hồng Kông được dán nhãn là "Sản xuất tại Trung Quốc".
Các hành động của Tổng thống Donald Trump có thể đã giữ được mức trợ cấp thất nghiệp cao cho người dân Mỹ, nhưng việc chậm trễ thanh toán tiềm ẩn và quy mô quỹ trợ cấp vẫn có thể khiến những người dân Mỹ có thu nhập thấp gặp khó khăn.
Trump cho biết ông đang "rất nghiêm túc" xem xét việc cắt giảm thuế trên thặng dư vốn (capital gains tax), một động thái mà ông đã không đồng tình hồi tháng 9 năm ngoái, sau khi ông cho rằng nó là không đủ để hỗ trợ tầng lớp trung lưu.
Ông Mark Carney, người duy nhất từng điều hành 2 ngân hàng trung ương của 2 quốc gia lớn, đang giúp ông Justin Trudeau, Thủ tướng của Canada thực hiện các bước tiếp theo trong kế hoạch kéo Canada thoát khỏi cuộc suy thoái nghiêm trọng do COVID-19 gây ra.
Vanguard kỳ vọng đồng bảng Anh sẽ tăng lên mức 1.40 USD nhờ sự ổn định của nền kinh tế Anh và tác động ít từ cuộc chiến thương mại toàn cầu. Với sự suy yếu của đồng USD, mức 1.35-1.40 USD là mục tiêu khả thi cho đồng bảng vào cuối năm nay.
Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Chính sách thuế mới của Trump có thể kích hoạt làn sóng rút vốn toàn cầu, đe dọa thị trường tài chính Mỹ và làm lung lay trật tự kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, Mỹ, EU và Anh buộc phải tìm cách tự chủ về vốn để đối phó với những rủi ro đang gia tăng.
Các nhà đầu tư trái phiếu Mỹ đang điều chỉnh dự báo một cách mạnh mẽ trước làn sóng lạm phát dự kiến từ chính sách thuế quan táo bạo của Tổng thống Donald Trump, tạo áp lực chưa từng có lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.