USD/JPY có thể giữ vững trên mốc 106 khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang tăng lên.
11:37 11/08/2020
Ông Kengo Suzuki, chiến lược gia ngoại hối tại Mizuho Securities Co., cho biết các phiên giao dịch trái phiếu của Mỹ trong tuần này có thể khiến lợi suất trái phiếu chỉnh phủ Hoa Kỳ tăng lên và ngăn tỷ giá USD/JPY giảm xuống dưới mức 106.
Cần cảnh giác về việc USD có thể sẽ suy yếu hơn nữa vì EUR/USD vẫn đang trong một xu hướng tăng dài hạn đến vùng 1.20, nhưng đà suy yếu của USD có thể bị giới hạn vì sự không chắc chắn của thị trường bao gồm cả tình hình dịch bệnh COVID-19.
DXY hiện đang ở mức 93 và có thể giảm xuống mức 91, đây là giá trị trung bình của DXY trong 20-30 năm qua. Điều này có thể mang lại cơ hội mua tốt trong dài hạn vì khó có thể nghĩ rằng đồng tiền chủ chốt của thế giới này sẽ trượt sâu hơn nữa xuống dưới mốc giá trị trung bình tại 91.
USD/JPY đang được giao dịch cao hơn mốc 106 khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang tăng lên nhưng xu hướng này có vẻ “nặng nề”.
Giới tài chính từng tung hô Donald Trump như vị cứu tinh của Phố Wall — một tổng thống doanh nhân sẽ đem lại thuế thấp, quy định lỏng lẻo và thị trường chứng khoán tăng vọt. Nhưng giờ đây, khi các đòn thuế quan thiếu tính toán đang khiến thị trường lao dốc, nỗi sợ suy thoái lan rộng và lòng tin sụp đổ, những người từng đặt cược vào Trump đang buộc phải bước qua từng giai đoạn của cú sốc: từ phủ nhận đến chấp nhận. Và điều cay đắng hơn cả: đây chính xác là điều ông đã hứa ngay từ đầu.
Tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố loạt biện pháp áp thuế mạnh tay lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế trả đũa lên tới 34%, khiến cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Giới đầu tư đang theo dõi sát sao mọi động thái từ cả hai phía với tâm lý lo ngại rằng căng thẳng hiện tại sẽ kéo dài và ngày càng leo thang.
Hãy tạm biệt "mối quan hệ đặc biệt" lâu nay giữa Anh và Hoa Kỳ. Giờ là lúc chào đón một mối quan hệ đặc biệt mới, gần gũi hơn – chỉ cách một eo biển Manche.
Trước sức ép từ thuế quan của Trump, thị trường kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất. Nhưng sau nhiều năm thất bại trong kiểm soát lạm phát, liệu Fed có nên tiếp tục nhượng bộ — hay đã đến lúc giữ vững lập trường và lấy lại niềm tin từ công chúng?
Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.