Lợi suất thực chỉ là một trong những nạn nhân của Fed

Lợi suất thực chỉ là một trong những nạn nhân của Fed

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

16:30 15/06/2021

Lợi suất thực kỳ hạn 10 năm của Mỹ có thể phải vật lộn để lấy lại mức trước đại dịch vì chính sách tiền tệ nới lỏng có thể thúc đẩy một vòng phản hồi tiêu cực (negative feedback loop) và thúc đẩy nhu cầu cho các tài sản an toàn.

Ảnh hưởng của việc Fed cắt giảm lãi suất lên lợi suất thực
Ảnh hưởng của việc Fed cắt giảm lãi suất lên lợi suất thực
  • Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, trước khi thị trường thực sự chú ý đến Covid, lợi suất thực 10 năm là khoảng 0.15%. 18 tháng sau: tiêm chủng đang được tiến hành tốt, nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong nhiều thập kỷ và lợi suất thực thấp hơn gần 100 điểm cơ bản so với trước đại dịch.
  • Tuy nhiên, việc giảm lãi suất chính sách xuống hơn 100 điểm cơ bản trong bất kỳ chu kỳ nào, là việc cần làm để hỗ trợ nền kinh tế, có thể có tác dụng phụ không mong muốn đối với sự tự tin của thị trường bằng cách làm giảm nhu cầu tài sản trú ẩn. Lợi suất thực không bao giờ hoàn toàn phục hồi trở lại mức phổ biến trước khi có các động thái chính sách, một phân tích về việc cắt giảm lãi suất và lợi suất thực cho thấy.
  • Sự sụt giảm lợi suất trong những năm qua có thể được coi là sự trượt dốc của lãi suất thực tự nhiên (natural real rate of interest), có thể được chia thành 3 thành phần chính: tăng trưởng năng suất, nhân khẩu học được xác định chủ yếu bởi tăng trưởng lực lượng lao động, và mong muốn chung của các nhà đầu tư trong việc nắm giữ tài sản an toàn nhất.
  • Kể từ năm 1997, năng suất lực lượng lao động đã cải thiện từ 2% lên 5.4%, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm khoảng 3 điểm phần trăm. Ngay cả khi giả định sự cải thiện năng suất được bù đắp hoàn toàn bởi sự sụt giảm của tỷ lệ năng suất, thì nhu cầu của nhà đầu tư đối với các tài sản an toàn nhất phải tăng mạnh.
  • Nghiên cứu này có thể giải thích lý do tại sao lợi suất danh nghĩa 10 năm của Hoa Kỳ đã bị đình trệ và thấp hơn nhiều so với mức 1.92% vào cuối năm 2019. Hơn nữa, nó đặt ra câu hỏi nhức nhối về việc lợi suất thực và danh nghĩa có thể tăng lên bao nhiêu trong những năm tới
  • Hiện tượng này cũng rõ ràng ở khu vực đồng Euro và Vương quốc Anh, nổi bật khi lãi suất chính sách của nền kinh tế lớn nhất thế giới tràn sang các thị trường G-10 khác.
  • Có thể cần lưu ý rằng sự phục hồi ảm đạm của lợi suất thực có thể không phải là kết quả của các hành động của ngân hàng trung ương mà còn là hệ quả của mức độ nghiêm trọng của cuộc suy thoái ban đầu.
  • Ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách từ nghiên cứu là rất rõ ràng: trong khi các ngân hàng trung ương được yêu cầu nới lỏng chính sách để cứu việc làm và nền kinh tế rộng lớn hơn khi khủng hoảng bùng phát, họ nên đề phòng việc để lãi suất quá thấp quá lâu để ngăn chặn sự xói mòn niềm tin của nhà đầu tư.

Ven Ram, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ

Giá trị các khoản vay được điều chỉnh tại các ngân hàng Mỹ đã tăng gấp bốn lần trong hai năm, cho thấy áp lực tài chính đang tích tụ bên dưới bề mặt. Dù tỷ lệ nợ quá hạn mới có dấu hiệu chậm lại, phần lớn cải thiện này chỉ đến từ việc điều chỉnh lại điều khoản cho vay. Trong khi đó, quỹ dự phòng của nhiều tổ chức đang mỏng đi đáng kể, làm dấy lên lo ngại về khả năng chống chịu trước những cú sốc kinh tế sắp tới.
Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Hôm qua chúng ta đã nói về kết quả đáng thất vọng của cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc 20 năm trị giá 15 tỷ đô la – tạo ra một trong những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2025 và ngay lập tức gợi ra sự so sánh với cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Nhật Bản 20 năm thảm khốc của chính Nhật Bản vào đầu năm nay, gây ra một đợt bán tháo dữ dội đối với cả trái phiếu và cổ phiếu.
Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?

Từng được xem là thiên đường đầu tư với sức mạnh từ Big Tech và đồng USD vững chắc, thị trường Mỹ giờ đây đang khiến nhiều nhà đầu tư phải đặt dấu hỏi. Khi cổ phiếu châu Âu bứt phá mạnh mẽ và đồng bạc xanh suy yếu, niềm tin vào “chủ nghĩa đặc biệt” của Mỹ bắt đầu lung lay. Phải chăng thời kỳ hoàng kim của Phố Wall đang dần khép lại?
BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ