Xung đột Trump - Powell: Tín hiệu mới cho làn sóng bán tháo USD?

Xung đột Trump - Powell: Tín hiệu mới cho làn sóng bán tháo USD?

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

09:35 21/04/2025

Làn sóng bán tháo tài sản Mỹ tăng mạnh vào thứ Hai khi Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc khả năng sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Đồng USD mất giá trên diện rộng so với các đồng tiền chủ chốt trong phiên giao dịch thưa thớt tại châu Á do kỳ nghỉ lễ, khi các nhà đầu tư đánh giá rủi ro tiềm ẩn từ việc Powell có thể bị sa thải và những tác động tiêu cực đến tâm lý đầu tư vào tài sản Mỹ. Áp lực bán lan rộng sang các lớp tài sản khác khi hợp đồng tương lai chứng khoán và trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt sụt giảm.

"Thẳng thắn mà nói, việc sa thải Powell là kịch bản khó tin," Christopher Wong, Chiến lược gia tiền tệ tại Oversea-Chinese Banking Corp., nhận định. "Nếu uy tín của Fed bị nghi ngờ, niềm tin vào USD có thể bị dấy lên nghiêm trọng."

Khả năng Powell bị loại khỏi vị trí có thể gây tổn hại đến lòng tin nhà đầu tư, vì tính độc lập của ngân hàng trung ương là yếu tố cốt lõi quyết định đầu tư vào tài sản Mỹ. Tuy nhiên, Trump có thể không quá lo ngại về việc USD suy yếu, khi trước đó ông từng bày tỏ ý muốn đồng tiền mất giá để tăng cường sức cạnh tranh cho hàng hóa Mỹ.

Euro và Franc Thụy Sĩ tăng mạnh nhất trong các đồng tiền chủ chốt, Euro đạt mức cao nhất ba năm.

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot giảm 0.5% trong phiên thứ Hai, kéo dài đà giảm 0.7% tuần trước. Toàn bộ đồng tiền G-10 đều tăng giá so với USD, trong đó yên Nhật – tài sản trú ẩn khác – cũng chạm mức cao nhất kể từ tháng 9.

"Chúng tôi dự báo USD sẽ tiếp tục suy yếu," Win Thin, Giám đốc Chiến lược Thị trường Toàn cầu tại Brown Brothers Harriman, nhận định. "Các cuộc tấn công vào tính độc lập của Fed đang leo thang. Chỉ việc thừa nhận khả năng này đang được nghiên cứu đã cần được xem xét với góc độ cực kỳ nghiêm trọng và tiêu cực."

Dữ liệu CFTC cho thấy các quỹ đầu cơ hiện bi quan nhất với USD kể từ tháng 10. Dù các tin tức về Powell đang làm xấu đi tâm lý thị trường, nhiều chuyên gia tin rằng căng thẳng thương mại toàn cầu vẫn là động lực chính chi phối giao dịch USD.

"Tính độc lập của ngân hàng trung ương là giá trị vô cùng quan trọng – không thể xem nhẹ và cực kỳ khó khôi phục nếu đã mất," Will Compernolle, Chiến lược gia vĩ mô tại FHN Financial Chicago, phân tích. "Những lời đe dọa của Trump với Powell đang làm lung lay niềm tin nhà đầu tư nước ngoài vào tài sản Mỹ, nhưng tôi vẫn cho rằng diễn biến thuế quan mới là yếu tố chủ đạo của thị trường."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?

Cuộc chiến thương mại vẫn đang âm ỉ và dường như sẽ tiếp diễn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế toàn cầu với chính sách thuế quan thấp mà Hoa Kỳ khởi xướng và duy trì trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai đã trở thành dĩ vãng. Mức thuế quan hiệu quả của Hoa Kỳ được dự báo sẽ ổn định trên ngưỡng 10%, vượt xa con số 2,5% vốn áp dụng cho đến năm trước. Trong bối cảnh này, việc phác họa lại bản đồ kinh tế toàn cầu với trật tự thuế quan mới trở nên cấp thiết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ