Tháng 8 có thể sẽ là tháng tồi tệ đối với thị trường chứng khoán.

Tháng 8 có thể sẽ là tháng tồi tệ đối với thị trường chứng khoán.

16:23 31/07/2020

Báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ lớn của Mỹ đêm qua là những tin tốt cuối cùng cho thị trường chứng khoán và tiếp theo sẽ là những tuần giao dịch đầy bi quan đang đợi ở phía trước

Fed đã làm tất cả những gì có thể. Lãi suất đã hạ về gần mức 0 và không có tín hiệu tăng trở lại trong một thời gian dài sắp tới. Gói QE khổng lồ thông qua việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã đập tan mọi lo ngại về thanh khoản cho thị trường. Những điều rất tích cực nhất rõ ràng đã xảy ra cho thị trường cổ phiếu, vấn đề đặt ra là liệu Fed có thể làm gì tiếp theo, khi thị trường đối diện với nguy cơ giảm giá trong tháng Tám?

Nền kinh tế đang ở trong một tình trạng tồi tệ và sự phục hồi đang bị đe dọa bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày một diễn biến xấu hơn. Và điều này đã khiến cho tình hình chính trị của Mỹ vốn đã bị chia rẽ sâu sắc nay ngày càng gây ra nhiều tổn hại hơn. Khả năng cho một sự kích thích mạnh mẽ từ Chính phủ xem ra vẫn còn rất xa vời để cho người dân của Hoa kỳ, hay ít ra là đối với những người cần nó nhất. Trong bối cảnh gã khổng lồ công nghệ Amazon vừa công bố doanh thu toàn cầu Quý 2 của hãng đạt 600 USD tính trên mỗi cử tri Mỹ, tương đương với 88.9 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, Mức doanh thu được Amazon dự kiến cho quý sau cũng sẽ ở mức tương tự. Đó mới chỉ là con số được công bố từ 1 trong 4 gã khổng lồ công nghệ của Mỹ. Những người đã mua và sở hữu cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính (giới trung và thượng lưu) đang được hỗ trợ từ đà tăng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, trong khi nhóm những người dễ tổn thương nhất trong xã hội đang bị bỏ rơi.

Sự bất bình đẳng đang gia tăng nhanh chóng ở Hoa Kỳ và điều này đang diễn ra trong một thời điểm đặc biệt là cuộc bầu cử thổng thống Mỹ sắp diễn ra, càng dễ có khả năng làm xảy ra xung đột và căng thẳng leo thang. Bất ổn xã hội cộng với đại dịch hoành hành chưa bao giờ là một điều kiện thích hợp cho sự phục hồi kinh tế. Triển vọng cho một thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, vốn đang được định giá rất cao, đang trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ