Ngân hàng trung ương Trung Quốc bất ngờ hạ lãi suất cơ bản nhiều nhất kể từ năm 2020 để thúc đẩy nền kinh tế đang đối mặt với những rủi ro mới từ thị trường bất động sản suy yếu nghiêm trọng và chi tiêu của người tiêu dùng ảm đạm.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen coi khó khăn kinh tế của Trung Quốc là một “yếu tố rủi ro” đối với Mỹ, nhưng điều đó không làm tác động đến tới sự lạc quan của bà về nền kinh tế của quốc gia này.
Chứng khoán Á tăng điểm sau khi ngành công nghệ đưa chứng khoán Mỹ tăng điểm trong đêm qua, những dấu hiệu suy yếu kinh tế ngày càng gia tăng ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong tương lai.
2023 đáng lẽ ra phải là một năm mà nền kinh tế Trung Quốc, sau khi thoát khỏi phong tỏa đại dịch Covid-19 trên thế giới, bùng nổ trở lại thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Thay vào đó, đất nước này đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề: Chi tiêu ảm đạm của người tiêu dùng, thị trường bất động sản chao đảo, xuất khẩu sụt giảm trong bối cảnh Mỹ nỗ lực “giảm thiểu rủi ro”, tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục ở thanh niên và nợ chính quyền địa phương cao ngất ngưởng. Tác động của những căng thẳng này bắt đầu hiện hữu trên mọi thứ, từ giá cả hàng hóa đến thị trường chứng khoán. Tệ hơn nữa, chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình không có những lựa chọn thuyết phục để khắc phục các vấn đề. Điều đó làm dấy lên một cuộc thảo luận về việc liệu nền kinh tế Trung Quốc có lặp lại trường hợp của Nhật Bản sau 30 năm tăng trưởng chưa từng thấy hay không.
Cả giá tiêu dùng và giá sản xuất của Trung Quốc lần đầu tiên cùng giảm kể từ năm 2020. Chu kỳ giảm phát của đất nước này có thể phần nào giúp các ngân hàng trung ương toàn cầu trong việc chống lạm phát ở quốc gia của họ, nhưng lại là dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc đã được dự báo sẽ có nhiều sự lạc quan thay vì ảm đạm như tình hình hiện tại. Dữ liệu thương mại tại quốc gia này gây thất vọng bao trùm các thị trường trong suốt phiên tối qua.
Theo quan chức PBoC, tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), nghiệp vụ thị trường mở và tất cả các công cụ chính sách tiền tệ cơ cấu cần được sử dụng linh hoạt để đảm bảo tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Trung Quốc gần đây đã đưa ra một số cam kết nhằm vực dậy nền kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh khi những lo ngại về triển vọng tăng trưởng kéo dài.
Người tiêu dùng Trung Quốc cắt giảm chi tiêu cho mọi thứ trừ du lịch và nhà hàng trong tháng này, khiến tăng trưởng doanh thu của các lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước chậm lại.
Một cuộc họp của cơ quan hàng đầu Trung Quốc đã nhấn mạnh việc hỗ trợ thêm cho thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, cuộc họp không tiết lộ bất kỳ biện pháp kích thích đáng kể nào sẽ khiến các thị trường trở nên sôi động.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đưa ra các tín hiệu sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, bên cạnh các cam kết thúc đẩy tiêu dùng và giải quyết nợ của nước này, mặc dù vẫn chưa thành công trong việc công bố gói kích thích quy mô lớn để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế đang chậm lại.
Các nhà kinh tế cho biết các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc có thể sẽ không đưa ra được gói kích thích lớn trong tuần này, khiến tâm lý của thị trường tài chính đi xuống.