Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, thúc đẩy tiêu dùng trong nước

Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, thúc đẩy tiêu dùng trong nước

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

08:56 25/07/2023

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đưa ra các tín hiệu sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, bên cạnh các cam kết thúc đẩy tiêu dùng và giải quyết nợ của nước này, mặc dù vẫn chưa thành công trong việc công bố gói kích thích quy mô lớn để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế đang chậm lại.

Bộ Chính trị - cơ quan ra quyết định hàng đầu do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu - đã hứa hẹn chính sách “ngược chu kỳ”, theo Tân Hoa Xã công bố hôm thứ Hai. Chính sách đề xuất phải hỗ trợ kinh tế nhiều hơn cũng như “điều chỉnh” các hạn chế trong lĩnh vực bất động sản. Thị trường bất động sản đã sụt giảm trong 2 năm, một phần do chính phủ siết chặt đòn bẩy của các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Cuộc họp không nhắc tới chính sách mở rộng tiền tệ hay chính sách tài khóa lớn nào.

Kiyong Seong, chiến lược gia vĩ mô hàng đầu về châu Á tại Societe Generale SA, cho biết: “Nhìn chung, Bộ Chính trị đã không đến được với gói kích thích mạnh tay nào. Tôi không mong đợi một tác động lâu dài trên thị trường trừ khi có một loạt các biện pháp cụ thể mạnh mẽ.”

Thị trường tài chính đã không mấy nhiệt tình đối với các biện pháp. Hợp đồng tương lai Chỉ số Hang Seng China Enterprises đã tăng tới 0.6% sau khi tuyên bố được đưa ra trước khi đảo chiều. CNH hồi phục nhẹ.

Các nhà đầu tư đã chờ đợi tín hiệu hỗ trợ sau khi dữ liệu chính thức cho thấy đà phục hồi chậm lại quốc gia này trong Quý II. Các nhà kinh tế đã chỉ ra cuộc khủng hoảng về bất động sản và niềm tin của khu vực tư nhân là những thách thức chính đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% của Trung Quốc.

Cuộc họp bao gồm hai thông điệp chính, theo Xing Zhaopeng, chiến lược gia cấp cao về Trung Quốc tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd.

“Thứ nhất, nó đưa nhu cầu trong nước lên trước chính sách công nghiệp, gợi ý các biện pháp đối phó theo chu kỳ mạnh mẽ hơn. Thứ hai, nó cũng nhấn mạnh một kế hoạch lớn để xử lý nợ của chính quyền địa phương.”

Gánh nặng nợ của chính quyền địa phương — vốn đã tăng lên do thị trường bất động sản suy yếu làm nguồn thu — đã làm chậm tốc độ tăng trưởng chi tiêu của chính phủ trong năm nay. Bộ Chính trị tuyên bố sẽ xử lý hiệu quả các rủi ro về nợ của chính quyền địa phương và “thực hiện một loạt chính sách mới để giảm nợ.”

Chính phủ đang xem xét hoán đổi nợ và cơ cấu lại khoản vay, Bloomberg News đưa tin.

Quan điểm chung của Bộ Chính trị về bất động sản - chiếm tới 20% GDP sau khi các lĩnh vực liên quan được tính vào - đã nhẹ nhàng hơn đáng kể so với các cuộc họp trước. Quan điểm đó đã bỏ qua khẩu hiệu đặc trưng của ông Tập rằng “nhà để ở, không phải để đầu cơ”.

Các nhà kinh tế cho rằng bất động sản là lĩnh vực cần hỗ trợ nhiều nhất, và đã có những dấu hiệu khác cho thấy các quan chức đang tập trung vào bất động sản. Chính quyền Trung Quốc đang xem xét nới lỏng các hạn chế khi mua nhà tại các thành phố cấp 1 của quốc gia. Điều đó có thể bao gồm việc loại bỏ các quy tắc thế chấp đòi hỏi các khoản thanh toán trước cao hơn và có giới hạn vay hạn chế hơn đối với những người mua nhà đã từng sở hữu bất động sản trước đây.

Các quan chức cho biết nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ thúc đẩy nguồn cung, đánh dấu sự thay đổi trọng tâm từ những tuyên bố gần đây nhấn mạnh chính sách công nghiệp nhằm cải thiện nguồn cung của Trung Quốc.

Quan điểm về chính sách tài khóa hầu như không thay đổi sau khi thắt chặt lập trường tài khóa tổng thể của Trung Quốc trong nửa đầu năm so với năm ngoái. Bộ Chính trị kêu gọi cần phát hành nhanh hơn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn bị hạn chế bởi hạn ngạch hàng năm.

Tuy nhiên, cuộc họp không gợi ý rằng hạn ngạch sẽ được mở rộng như năm ngoái khi còn các đợt phong tỏa Covid. Thay vào đó, các quan chức nên “tận dụng tốt” chính sách hiện có, Bộ Chính trị cho biết.

Quan điểm về chính sách tiền tệ cũng nhất quán với các tuyên bố trước đó — mặc dù Bộ Chính trị ám chỉ rằng ngân hàng trung ương sẽ tung ra nhiều khoản kích thích có mục tiêu hơn để hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh vực được ưu tiên. CNY sẽ được giữ trong phạm vi “ổn định về cơ bản”.

Michelle Lam, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại Societe Generale SA, cho biết: "Các chi tiết hầu hết phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi và thị trường, vốn rất thấp từ ban đầu. Các nhà hoạch định chính sách đang tập trung vào tính bền vững lâu dài và đang áp dụng một phương pháp đo lường để hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn. Vẫn còn phải xem liệu các biện pháp kích cầu mới có hiệu quả hay không trong bối cảnh tâm lý không tốt."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ