Trong bài luận "Triển vọng kinh tế dành cho thế hệ con cháu", John Maynard Keynes lý thuyết hóa rằng quá trình phát triển kinh tế tự nhiên là các nền kinh tế giàu có sẽ làm việc ít hơn. Nhưng ở châu Âu, nơi tăng trưởng kinh tế trì trệ và triển vọng nhân khẩu học ảm đạm, có thể đã áp dụng lý thuyết này quá vội vàng.
Các công ty hàng đầu của Nhật Bản đã đồng ý tăng 5.58% mức lương trung bình tại các cuộc đàm phán lương hàng năm kết thúc vào tháng 3, đánh dấu mức tăng lương cao nhất trong 33 năm của Nhật Bản.
Bostjan Vasle - thành viên của Hội đồng Thống đốc ECB - vừa đưa ra tín hiệu đáng chú ý về khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ. Ông Vasle cho rằng tháng tới có thể là thời điểm thích hợp để bắt đầu cắt giảm lãi suất, đồng thời nhấn mạnh mình đang giữ tâm thế cởi mở để bàn về các bước đi tiếp theo.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ đã giảm vào tuần trước sau khi các yếu tố mùa vụ trước đó đã khiến số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở New York tăng đáng kể.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh tăng tháng thứ ba liên tiếp, điều này có thể khiến BoE tin tưởng hơn rằng thị trường lao động đang hạ nhiệt, phù hợp để họ có thể cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.
Giá vàng đã phục hồi đà tăng vào thứ Năm và tăng hơn 1% do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, làm giảm sức hấp dẫn của đồng USD. Dữ liệu thị trường lao động của Hoa Kỳ yếu hơn, làm tăng khả năng Fed cắt giảm lãi suất mặc dù đang phải đối phó với áp lực lạm phát.
Chủ tịch Fed Boston Susan Collins báo hiệu lãi suất có thể sẽ cần được giữ ở mức cao nhất trong hai thập kỷ trong thời gian dài hơn so với suy nghĩ trước đây để làm giảm nhu cầu và giảm áp lực giá cả
Thị trường đang dồn sự chú ý vào Fed với những động thái điều chỉnh lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Chủ tịch Fed Richmond, ông Thomas Barkin đã đưa ra những lời bình về việc duy trì mức lãi suất cao của Fed.