Thị trường hoang mang nhưng Fed thì không

Thị trường hoang mang nhưng Fed thì không

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:46 12/05/2024

Từ quan điểm về lạm phát, dữ liệu trong Quý đầu tiên là một mớ hỗn độn. Những dấu hiệu ban đầu hứa hẹn cho một tháng Tư đầy triển vọng.

Cuối cùng thì, những quan sát theo dõi thị trường có thể chuyển sang trang mới sau một Quý đầu năm đầy tiêu cực. Báo cáo về việc tăng trưởng phi nông nghiệp vào ngày 3/5 đã ghi nhận sự xuất hiện đầu tiên của số liệu quan trọng trong tháng 4, và nó cho thấy rằng nền kinh tế vẫn đang tiếp tục cân bằng lại thị trường lao động, giảm bớt sự tăng trưởng lương và làm dịu lạm phát. Giờ đây, nhiều hy vọng rằng xu hướng tích cực này sẽ tiếp diễn.

Cơ quan Thống kê Lao động cho biết trong tháng trước, số lượng việc làm được tăng thêm là 175.000, đây là mức tăng nhỏ nhất trong vòng sáu tháng, và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,9%. Điều quan trọng hơn nữa là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng giờ trong ba tháng gần đây đã giảm xuống còn 2,8%, thấp hơn một chút so với tốc độ bình thường từ năm 2017-2019 là khoảng 3%. Trong một thị trường tập trung nhiều vào lạm phát và chính sách tiền tệ, điều này đã góp phần tạo ra sự tăng trưởng trên thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm và đẩy chỉ số S&P 500 lên hơn 1% vào ngày 3/5.

Tăng trưởng tiền lương đang chậm lại

Khi phân tích kỹ hơn, nhiều chi tiết đã cho thấy những dấu hiệu tích cực. Mức lương trung bình hàng giờ cho nhóm dịch vụ - một nhóm ngành mà Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhấn mạnh là quan trọng để kiểm soát lạm phát - đã giảm xuống mức 2,6% hàng năm trong ba tháng qua, thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2021. Điều này xảy ra ngay cả sau khi California áp dụng mức lương tối thiểu mới là 20 USD cho công nhân trong ngành ăn nhanh từ ngày 1/4, chỉ làm tăng mức lương trung bình trong lĩnh vực giải trí và du lịch khoảng 0,1% so với tháng trước. (Sau những biến động lớn trong lĩnh vực giải trí và du lịch vào tháng 2 và tháng 3, mức tăng trưởng hàng năm trong ba tháng vẫn đạt mức khá cao 4,7%, có thể là do việc điều chỉnh mức lương tối thiểu đã được dự đoán trước.)

Tất nhiên, chúng ta nên cẩn thận trước những con số, bởi những số liệu của quý trước đã cho thấy một tình huống trái ngược về sự tăng lương và tăng lạm phát. Nhưng đến tháng 4, dữ liệu tổng thể đã cho thấy một nền kinh tế mà Fed sẽ cảm thấy hài lòng hơn.

Thước đo niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã suy yếu trong tháng 4 xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2022. Chỉ số tổng hợp dịch vụ của Viện Quản lý Cung ứng đã giảm xuống 49,4, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022. Và một chỉ số các đơn xin thế chấp để mua nhà đã giảm trong hai tuần cuối cùng của tháng, theo dữ liệu của Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp.

Nói một cách đơn giản, Quý đầu tiên có thể đã mang lại những tín hiệu mơ hồ. Có khả năng các nhà tuyển dụng đã thực hiện việc tăng lương vào tháng 1; số lượng người lao động tăng lên có thể do nhập cư (một yếu tố giúp giảm lạm phát); và dữ liệu về giá cả có thể bị ảnh hưởng bởi các sự chậm trễ không lường trước được trong các hạng mục như nhà ở và bảo hiểm.

Dù có sự biến động nào diễn ra trên thị trường, Chủ tịch Fed, ngài Powell dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi dữ liệu của ba tháng đầu năm, khi ông bác bỏ mọi đề xuất về việc tăng lãi suất và nhấn mạnh rằng các nhà chính sách chỉ đơn giản đang chờ thêm bằng chứng về việc giảm lạm phát.

Tuy nhiên, không có dữ liệu nào đủ để thuyết phục Fed giảm lãi suất. Chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số đo lường chi tiêu cá nhân được coi là quan trọng hơn nhiều so với các yếu tố khác. Sau ba tháng có những dữ liệu xấu về lạm phát, thì có thể cần ít nhất ba tháng phục hồi tốt hơn trước khi Fed quyết định giảm lãi suất và điều này chỉ có thể xảy ra nếu không có cuộc suy giảm đột ngột nào xảy ra. Mặc dù vậy, ít nhất là chuỗi dữ liệu rối ren của Quý I giờ đã kết thúc, và điều này là một bước tiến đúng đắn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ