Cải cách tài khóa của Đức mở rộng đáng kể không gian chi tiêu, nhưng tác động ngắn hạn đến ECB vẫn hạn chế. Tuy nhiên, về dài hạn, sự gia tăng đầu tư công và cung trái phiếu an toàn có thể đẩy lãi suất trung lập của Eurozone lên, dù còn nhiều yếu tố bất định.
Thị trường tài chính đang chứng kiến một sự thay đổi quan trọng khi các chiến lược gia đầu tư từ bỏ quan điểm thận trọng và mạnh tay điều chỉnh tăng các dự báo đối với cổ phiếu châu Âu.
EU đang đối mặt với áp lực quyết định số phận 183 tỷ EUR dự trữ ngoại hối của Nga bị phong tỏa. Trả lại sẽ tiếp sức cho Moscow tiếp tục chiến tranh, trong khi chuyển cho Ukraine có thể thay đổi hoàn toàn cục diện xung đột.
Trong đầu tư, có một quy luật ngầm: khi một cơ hội trở nên quá rõ ràng, có thể nó đã không còn hấp dẫn. Tuy nhiên, chứng khoán châu Âu lúc này lại là một ngoại lệ đầy thú vị.
Khi Donald Trump rút dần sự bảo trợ của Mỹ, nhiều người kỳ vọng lục địa già sẽ đoàn kết và mạnh mẽ hơn. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều: sự chia rẽ giữa Bắc và Nam, những cam kết quốc phòng chưa được bảo đảm tài chính, và sự do dự trong việc triển khai quân sự khiến viễn cảnh về một châu Âu tự chủ trở nên xa vời.
Thị trường chứng khoán châu Á đã đi ngược xu hướng so với đà giảm trên Phố Wall, nơi làn sóng bán tháo mạnh mẽ các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn phản ánh xu hướng nhà đầu tư đang giảm vị thế đối với tài sản rủi ro tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, giá vàng tiếp tục đà tăng, thiết lập mức kỷ lục lịch sử mới.
Kế hoạch huy động 800 tỷ euro để mở rộng quốc phòng có thể đẩy EU vào một cuộc khủng hoảng nợ mới. Pieter Omtzigt cảnh báo rằng việc vay nợ mất kiểm soát sẽ làm thâm hụt ngân sách bùng nổ, đẩy lãi suất tăng cao và đe dọa sự ổn định tài chính của khối.