Chỉ vài giờ sau khi Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, Liên minh châu Âu (EU) đã nhanh chóng tung ra các biện pháp trả đũa, đẩy căng thẳng thương mại toàn cầu lên một nấc thang mới.
Chính sách bảo hộ ngành thép từ lâu đã là ưu tiên của nhiều đời tổng thống Mỹ, bất kể thuộc đảng nào. Tuy nhiên, không có vị tổng thống nào trong thời gian gần đây lại mạnh tay sử dụng thuế quan như Donald Trump.
Các chuyên gia kinh tế dự báo rằng lạm phát tại Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ tiếp tục neo cao trong tháng trước, sau đợt tăng mạnh vào tháng Một, củng cố thêm luận điểm cho thấy tiến trình kiềm chế chỉ số giá đã rơi vào tình trạng trì trệ.
Trong nhiều tháng qua, thị trường tài chính vẫn vận hành theo những kịch bản kinh tế được dự báo từ trước. Tuy nhiên, với những biến động khó lường từ các quyết sách của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai, giới phân tích buộc phải điều chỉnh xác suất các kịch bản kinh tế và có thể sẽ phải cập nhật thường xuyên hơn trong những tuần hoặc tháng tới.
Giữa cơn biến động của thị trường tài chính, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục bảo vệ chiến lược kinh tế của mình, khẳng định nền kinh tế Mỹ chỉ đang trải qua “một giai đoạn chuyển tiếp” thay vì đối diện với nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, chính sách thuế quan bất ổn và việc cắt giảm chi tiêu liên bang đang khiến giới đầu tư lo lắng, với những đợt bán tháo mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán.
Một trong những luận điểm nổi bật trong phân tích chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Trump là khái niệm về "Trump put" - ý tưởng cho rằng thị trường tài chính sẽ đóng vai trò như một cơ chế kiểm soát tự nhiên đối với các chính sách có thể gây hại cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Mỹ ngày càng trở nên khó lường và biến động mạnh dưới thời Tổng thống Donald Trump, cựu Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers cảnh báo rằng đây có thể là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với vị thế thống trị của đồng USD trong nền kinh tế toàn cầu suốt nửa thế kỷ qua.