Quang phổ kế BOE: Hướng dẫn nhận biết “Bồ câu” và “Diều hâu” (Dovish vs Hawkish)

Quang phổ kế BOE: Hướng dẫn nhận biết “Bồ câu” và “Diều hâu” (Dovish vs Hawkish)

13:42 07/05/2020

Trong thang đo đánh giá các thành viên thuộc BOE hiện nay, nhiều khả năng các chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục được duy trì và không có sự thay đổi nào đáng kể.

  1. Quan sát xu hướng để xác định bước đi tiếp theo của BOE

Quang phổ kế đo lường tác động chính sách của BOE cho thấy các thành viên sẽ bỏ phiếu kín vào hôm nay với định hướng giữ nguyên các chính sách hiện tại. Điều đó nghĩa là lãi suất vẫn ở mức thấp kỷ lục 0.1%, chương trình mua tài sản các trái phiếu chính phủ sẽ giữ mức mục tiêu trị giá 625 tỷ Bảng Anh, và vẫn tiếp tục kế hoạch mua thêm tối đa 20 tỷ Bảng Anh trái phiếu doanh nghiệp.

Cuộc họp của BOE sẽ công bố dự báo về tăng trưởng kinh tế và lạm phát sau khi nước này bước vào giai đoạn phong tỏa, và kèm theo đó là báo cáo về mức độ ổn định tài chính. BOE đã sẵn sàng để hỗ trợ cho dự phòng thanh khoản cho các khoản vay tín dụng giảm lãi suất về 0%

Quang phổ kế BOE

 2. Quang phổ kế Bank of England (BOE) cho thấy khả năng giữ nguyên chính sách hiện tại

Khủng hoảng đang khiến mọi người trở nên đoàn kết. Chúng tôi kỳ vọng Bank of England sẽ bỏ phiếu 9-0 theo hướng giữ nguyên các chính sách đã được triển khai từ tháng Ba. Ngân hàng trung ương Anh hẳn sẽ dự báo suy thoái kinh tế trong nửa đầu năm 2020 và đối với kỳ vọng tăng trưởng cả năm có thể sẽ là thu hẹp kinh tế đáng kể. Ủy ban chính sách tiền tệ đã sẵn sàng hành động theo định hướng này, khi mà con đường sắp tới của nền kinh tế không mấy sáng sủa, và triển khai chiến thuật giống với tháng Tám năm 2016 sau cú sốc của lần bỏ phiếu Brexit.

Thang đo của BOE đang xếp hạng các nhà hoạch định chính sách theo mức độ từ -2 (dovish) đến +2 (hawkish). Mức 0 đồng nghĩa với thái độ trung lập. Mặc dù phát biểu gần đây của các thành viên đều mang tầm ảnh hưởng quan trọng, chúng tôi cũng kết hợp với ghi nhận của 8 lần bỏ phiếu gần nhất để xác định mức độ của từng thành viên.

Quang phổ kế BOE (Nguồn: Bloomberg)

Phe Dovish

 3. Haskel – thủ lĩnh phe Dovish của BOE

Ông Haskel là một trong những thành viên dovish nhất. Thậm chí trước cả đại dịch, kể từ tháng Mười Một năm ngoái thì ông này thể hiện rõ quan điểm giảm lãi suất thêm 0.25%. Lập luận của ông này cho rằng cần phải hành động càng sớm càng tốt khi mà rủi ro còn thấp. Điều này có nghĩa là gói kích thích kinh tế khổng lồ vẫn dễ xử lý hơn là một gói cứu trợ khiêm tốn.

Vấn đề ông này quan tâm chính là tăng trưởng năng suất lao động ảm đạm, lĩnh vực mà theo ông đánh giá là không tồi tệ như số liệu đang phản ánh.

 4. Saunders – nhà hoạt động xã hội ủng hộ không thai đổi chính sách kinh tế

Ông Michael Saunders từng tranh luận về việc kinh tế Anh cần gói kích thích kinh tế để tránh rơi vào tình trạng không đạt mục tiêu lạm phát trong thời gian dài, trước cả khi đại dịch ập đến. Ông này tiếp cận chính sách kinh tế trên quan điểm của một nhà hoạt động xã hội và đã nhận định rằng thà nới lỏng kinh tế mạnh mẽ hơn là chỉ thực hiện cầm chừng, dù cho trạng thái trên sẽ bị đảo ngược một khi tình hình kinh tế thay đổi. Dù vậy, ông Saunders lúc này lại muốn tạm hoãn việc nới lỏng ồ ạt. Dù có vẻ như đã chuyển sang quan điểm dovish nhưng cũng cần ghi nhớ rằng trong suốt hai năm đầu nhiệm kỳ, cứ trong 3 phiên họp thì có một lần ông này ưu ái định hướng hawkish.

 5. Vlieghe – không cảm thấy thuyết phục với các công cụ thực nghiệm

Ông Gertjan Vlieghe cũng tiếp cận chính sách tiền tệ trên quan điểm của một nhà hoạt động xã hội, và đã chọn xu hướng dovish trước cả khi COIVD-19 xảy ra. Hiện nay, ông này cảnh báo nước Anh đang đối mặt với “thu hẹp kinh tế xảy ra nhanh và tồi tệ hơn bất cứ điều gì chúng ta từng chứng kiến vào thế kỷ trước, hoặc thậm chí là tồi tệ nhất trong lịch sử”. Dù vậy, ông phản đối định hướng lãi suất dài hạn dựa trên việc kiểm soát đường cong lợi suất (yield curve control – YCC). Điều này có thể làm dấy lên tinh thần cảnh giác trong nội bộ Ủy ban chính sách tiền tệ khi muốn thử nghiệm các công cụ thực nhiệm vào giai đoạn này. Ông này cũng tính toán rằng chi phí nước Anh gánh chịu khi theo đuổi Brexit kể từ 2016 đến nay đã chiếm hơn 2% GDP nước này.

Vlieghe cũng từng sử dụng thang đo lường “từ thắt chặt sang nới lỏng định lượng” trong quá khứ, khi ông còn là một nhà kinh tế học của lĩnh vực kinh tế tư nhân. Ông cho rằng sẽ một thành viên có thể theo xu hướng nới lỏng ở thời điểm này, và sau đó chuyển sang thắt chặt kinh tế ở khoảng thời gian khác.

 6. Silvina Tenreyro – nghi ngờ về khả năng phục hồi kinh tế chữ V

Bà Silvina Tenreyro từng cảnh báo lạm phát Anh có thể giảm xuống dưới mức 1% trong các tháng tới khi mà ảnh hưởng của virus Corona thấm dần vào từng ngõ ngách của nền kinh tế. Bà cũng cảnh báo rằng hình thái của phục hồi kinh tế có thể không phải là chữ V như bà kỳ vọng.

Dù rằng kể từ khi gia nhập BOE, bà này thường bỏ phiếu nhất quán với đại đa số phiếu bầu, nhưng khoảng thời gian bà này làm việc cho Ủy ban chính sách tiền tệ của NHTW Mauritius thì quan điểm mà bà lựa chọn là dosivh, nghĩa là ủng hộ cắt giảm lãi suất, nhưng lại chưa bao giờ ủng hộ việc lãi suất tăng lên.

Phe Neutral

 7. Cunliffe – cảnh báo về chu kỳ lãi suất thấp kéo dài.

Phó Thống đốc BOE, ông Jon Cunliffe là thành viên kín tiếng nhất của Ủy ban, và từng ủng hộ các lần thay đổi lãi suất mà không hề thể hiện rõ lý do của mình cho đến khi thực sự bước vào bỏ phiếu. Ông này hiện đang ở thế trung lập, dù trước đây là người dẫn đầu phe Dovish. Ông chịu trách nhiệm cho sự ổn định của nền kinh tế và trước đây đã từng cảnh báo rằng giai đoạn lãi suất thấp kéo dài sẽ đem đến nhiều rủi ro, khiến suy giảm kinh tế trầm trọng hơn.

 8. Andrew Bailey – phản đối cắt giảm lãi suất.

Thống đốc Andrew Bailey đã nếm trải bài học đáng nhớ kể từ khi ông này được bổ nhiệm cương vị mới tại BOE. Dịch bệnh buộc ông phải giảm lãi suất về 0.1% và tái khởi động nới lỏng tiền tệ chỉ vài ngày sau khi ông nhậm chức vào ngày 16 tháng Ba. Nhiều khả năng lần đánh giá đầu tiên của ông về nền kinh tế sau thời kỳ phong tỏa sẽ là tiêu cực, ám chỉ việc nới lỏng hơn nữa trong thời gian tới nếu tình hình tồi tệ đi. Dù vậy, ông Bailey không có vẻ sẽ cắt giảm lãi suất hơn nữa. Ông này đã cảnh báo về hậu quả tiêu cực nếu lãi suất dưới 0% trong lần phát biểu vào ngày 4 tháng Ba qua.

Là một Thống đốc, ông này là thành viên quan trọng nhất cần được chú ý. Nhiều khả năng ông sẽ có lập trường khác với các nhà hoạch định chính sách còn lại và nắm lá phiếu chủ chốt khi hai phe ngang bằng nhau.

 9. Đừng kỳ vọng vào thành viên kỳ cự của NHTW thay đổi quan điểm

Ông Ben Broadbent là thành viên đồng thuận khi dường như sẽ bỏ phiếu giống với số đông các thành viên khác vào kỳ họp tháng Năm này. Ông này từng phản bác ý tưởng rằng Phillips curve không còn tác dụng, một quan điểm trái với các thành viên dovish khác.

Broadbent là thành viên kỳ cựu của Hội đồng Chính sách Tiền tệ và phong cách giao tiếp của ông theo hướng học thuật. Ông này chưa bao giờ có ý kiến khác biệt kể từ khi tham gia Hội đồng từ tháng Sáu năm 2011.

 10. Phó Thống đốc NHTW Anh Dave Ramsden gợi nhớ về trải nghiệm khủng hoảng

Phó Thống đốc, ông Dave Ramsden sẽ bỏ phiếu giống với số đông các thành viên khác. Dù ông này theo chiều hướng thắt chặt tiền tệ trước khi khủng hoảng xảy ra, nhưng trong quá khứ ông từng là người theo hướng dovish. Ramsden từng phản đối lần tăng lãi suất đầu tiên của thập kỷ diễn ra năm 2017. Ông đã cảnh báo tình trạng nền kinh tế Anh đang giống như chiếc đĩa lót tách, khi mà Brexit tạo ra sự bất ổn nhấn chìm nhu cầu tiêu dùng trong thời gian dài hơn dự kiến của NHTW.

Ramsden mang theo kinh nghiệm lâu năm của mình khi tham gia các phiên họp của BOE, mà tại đó ông đóng vai trò là quan sát viên cho Bộ Tài chính. Ông cũng từng xuất hiện trong lần tăng lãi suất của hơn một thập kỷ trước đây vào tháng Bảy năm 2007.

 11. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của NHTW Anh với các quan điểm kỳ lạ

Chuyên gia kinh tế hàng đầu của NHTW Anh, ông Andy Haldane, đã cảnh báo việc NHTW nước này không thể tránh khỏi suy giảm kinh tế nghiêm trọng trong ngắn hạn. Trước thời kỳ dịch bệnh, ông này từng chống lại chính sách nới lỏng tiền tệ trừ trường hợp xảy ra suy thoái. Trong quá khứ, ông này thể hiện quan điểm rằng lãi suất tăng nên được xem là tín hiệu tốt.

Haldane hiếm khi là trung tâm ý kiến cho Ủy ban, với các góc nhìn trái chiều với quan điểm chung của toàn Hội đồng. Từng được xem như người thuần túy theo xu hướng nới lỏng tiền tệ, ông lại ủng hộ việc thắt chặt tiền tệ vào tháng Sau 2018. Đó là lần thay đổi quan điểm đầu tiên của một nhà kinh tế học hàng đầu của NHTW trong bảy năm qua.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ