Nắng nóng cực đoan có thể sẽ bóp nghẹt nền kinh tế của Mỹ

Nắng nóng cực đoan có thể sẽ bóp nghẹt nền kinh tế của Mỹ

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

12:55 29/05/2024

Theo một nghiên cứu từ Fed San Francisco, nắng nóng có thể sẽ bóp nghẹt nền kinh tế Mỹ bằng cách hạn chế năng suất của công nhân xây dựng và giảm vốn đầu tư.

“Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng, sự gia tăng nhiệt độ trong tương lai sẽ làm giảm 5.4% lượng vốn đầu tư và giảm 1.8% mức tiêu thụ hàng năm vào năm 2200,” các nhà kinh tế học Gregory Casey, Stephie Fried, và Matthew Gibson cho biết.

Nghiên cứu này dự đoán năng suất của những người lao động ngoài trời sẽ giảm, được đo bằng số ngày vượt ngưỡng an toàn trong năm đối với những công việc nặng nhọc. Theo dự đoán của các tác giả, con số đó sẽ tăng đáng kể vào cuối thế kỷ này, từ 22 ngày vào năm 2020 lên khoảng 80 ngày vào năm 2100.

Các tác giả đã chia sản lượng kinh tế từ năm 1950 đến năm 2019 cho năm lĩnh vực để xem xét tác động của tổn thất năng suất lao động do nắng nóng đối với nền kinh tế. Trong khi dịch vụ và sản xuất đóng vai trò lớn nhất thì hầu hết công việc đều được thực hiện trong nhà với hệ thống kiểm soát nhiệt độ. Xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng của Mỹ trong các lĩnh vực ngoài trời, ngoài ra còn có nông nghiệp và khai thác mỏ.

Các tác giả đã xây dựng một mô hình để nghiên cứu năng suất theo ngành và tác động của nó đến kết quả kinh tế vĩ mô. Bởi vì ngành xây dựng là một thành phần quan trọng trong tổng đầu tư của Hoa Kỳ, việc giảm năng suất sẽ có tác động lâu dài đến nền kinh tế và làm chậm quá trình tích lũy vốn.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh quy mô của vốn cổ phần trong hai kịch bản: Không có sự gia tăng về nhiệt độ sau năm 2019 so với viễn cảnh số ngày nắng nóng cực độ sẽ tăng lên 80 vào năm 2100.

Casey, Fried và Gibson cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng sự gia tăng nhiệt độ trong tương lai sẽ làm giảm nguồn vốn khoảng 1.4% vào năm 2100 và 5.4% vào năm 2200. Lượng vốn thấp hơn làm giảm khả năng sản xuất của nền kinh tế, từ đó làm giảm tiêu dùng. Do đó, chúng tôi thấy rằng nhiệt độ cực cao làm giảm mức tiêu thụ hàng năm 0.5% vào năm 2100 và 1.8% vào năm 2200.”

Các công ty cần tìm cách thích nghi với viễn cảnh này, chẳng hạn như bằng cách chuyển một số cơ sở sản xuất đến những vùng mát mẻ hơn của đất nước hoặc làm việc vào những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ