Chú ý! Yếu tố chính dẫn dắt giá vàng đang thay đổi: Lãi suất đang đóng vai trò chủ đạo!

Chú ý! Yếu tố chính dẫn dắt giá vàng đang thay đổi: Lãi suất đang đóng vai trò chủ đạo!

07:00 22/02/2020

Quan điểm của chuyên gia Bloomberg, Eddie Van der Walt

Tương quan nghịch giữa giá vàng và Dollar Mỹ đang yếu dần, khi mà lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ vừa chạm mức thấp kỷ lục. Dấu hiệu này cho thấy, thị trường thông qua việc tăng nắm giữ vàng, đang định giá cho triển vọng nới lỏng của các ngân hàng trung ương khắp thế giới.

Yếu tố dẫn dắt giá vàng có thể thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh. Nắm bắt các yếu tố đó một cách chính xác sẽ đưa cho chúng ta cái nhìn sâu hơn về việc thị trường tài chính trong hoàn cảnh đó đang lo ngại điều gì. Thông thường, dao động của Dollar Mỹ là nhân tố lớn nhất tác động tới giá vàng. Vì sự thay đổi đơn vị tiền tính toán sẽ làm giá trị của tài sản thay đổi. Tuy nhiên nếu có biến cố xảy ra bên ngoài nước Mỹ, cả vàng và Dollar Mỹ đều sẽ trở thành tài sản trú ẩn. Đơn cử như trong cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hay sự kiện trưng cầu dân ý Brexit, tương quan 60 ngày của đồng bạc xanh và vàng đảo ngược.

Và hiện tượng đó giờ đây lại diễn ra. Trong lúc chỉ số DXY hướng tới mốc 100, thì giá vàng cũng đạt mức cao nhất 7 năm. Tương quan nghịch của hai tài sản này đang ở mức thấp nhất kể từ khi Donald Trump đắc cử. Trong khi đó tương quan nghịch của vàng với lợi suất trái phiếu lại đang ở mức kỷ lục.

Điều này dễ hình dung khi chúng ta thấy diễn biến của virus Corona gần đây gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới Trung Quốc và tạo áp lực nặng nề nhất lên nền kinh tế xuất khẩu Châu Âu. Có nghĩa rằng vai trò tài sản trú ẩn của Dollar Mỹ sẽ trụ vững trước những đợt sóng đầu tiên của suy thoái kinh tế thế giới. Cùng lúc đó, các ngân hàng trung ương cũng đang được kỳ vọng sẽ tiếp tục nới lỏng nếu khủng hoảng lan rộng, khiến mối quan hệ của lãi suất và giá vàng trở nên khăng khít. 

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Giá cổ phiếu Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong tuần này sau thông báo rằng Mỹ và Trung Quốc đa xích lại gần nhau hơn. Đà giảm của S&P 500 kể từ đầu năm đã bị xóa sạch. Điều đó diễn ra sau tin tức Mỹ cắt giảm thuế quan đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày, cùng với dữ liệu lạm phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tin tức này thay đổi rất ít. Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng việc đa dạng hóa danh mục khỏi đồng đô la Mỹ và cổ phiếu là hợp lý, đặc biệt khi USD chỉ phục hồi yếu ớt và lợi suất trái phiếu dài hạn ở Mỹ đang tăng lên.
Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ

Dữ liệu đầu quý hai cho thấy sản xuất khu vực đồng euro hồi phục nhẹ bất chấp bất ổn thương mại, nhưng ngành dịch vụ bắt đầu suy yếu. Lạm phát cơ bản tăng mạnh hơn dự kiến do giá dịch vụ cao, trong khi ECB duy trì lập trường dovish trước rủi ro từ chính sách thương mại Mỹ. Tăng trưởng quý đầu tiên khả quan, song triển vọng cả năm vẫn dưới tiềm năng do nhu cầu nước ngoài yếu.
Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát là một chủ đề được thảo luận đáng kể trên các phương tiện truyền thông chính thống trong vài năm qua. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi lạm phát tăng đột biến sau đại dịch năm 2020 do chi tiêu của người tiêu dùng (nhu cầu) tăng mạnh nhờ các khoản thanh toán kích thích và sản xuất (cung) bị đình trệ. Để hiểu tại sao điều đó xảy ra, chúng ta cần xem lại “Nguyên lý Kinh tế học cơ bản.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ