Châu Á Thái Bình Dương đang khốn đốn như thế nào vì COVID-19?

Châu Á Thái Bình Dương đang khốn đốn như thế nào vì COVID-19?

23:05 23/07/2020

Các biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta biết tình hình dịch bệnh tại một số Quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương vẫn đang nghiêm trọng như thế nào

Đã hơn nửa năm sau khi dịch bệnh COVID-19 lần đầu tiên xuất hiện ở châu Á Thái Bình Dương, nhưng hiện tại các ca nhiễm mới vẫn đang tăng mạnh ở một số Quốc gia trong khu vực.

Ấn Độ, Indonesia và Philippines vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm của làn sóng lây nhiễm COVID-19 đầu tiên của họ, trong khi các quốc gia khác như Úc và Nhật Bản dường như đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai. Dữ liệu biên soạn bởi Đại học John Hopkins.

Dữ liệu của Hopkins cho thấy: Số ca nhiễm trên toàn cầu đã cán mốc 15.1 triệu người trên khắp 188 Quốc gia và khu vực, tước đi sinh mạng của hơn 622,000 người.

Các biểu đồ dưới đây cho thấy các đường cong lây nhiễm ở năm quốc gia Châu Á Thái Bình Dương vẫn đang tiếp tục gia tăng tăng các ca nhiễm Covid-19 mới.

Ấn Độ:

Tình hình dịch bênh tại Ấn Độ: 1,193,078 trường hợp được xác nhận và 28,732 trường hợp tử vong. Tuần trước, Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ ba - sau Hoa Kỳ và Brazil - ghi nhận hơn 1 triệu ca lây nhiễm Covid-19. theo dữ liệu của Hopkins tính đến ngày 21/7.

Thủ tướng Ấn Độ ông Narendra Modi đã thực hiện phong tỏa trên toàn quốc vào cuối tháng 3 và bắt đầu dỡ bỏ một số hạn chế vào đầu tháng 6.  Nhưng số lượng các ca nhiễm mới vẫn tiếp tục gia tăng, với các nhà dịch tễ học cảnh báo rằng đỉnh điểm dịch bệnh ở Ấn Độ vẫn có thể cách xa vài tháng, Reuters đưa tin.

Ấn Độ là quốc gia có dân số hơn 1.3 tỷ người – cao thứ 2 trên thế giới, điều này có thể khiến cho đất nước này trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới.

Biểu đồ trung bình số ca nhiễm mới tại Ấn Độ trong 7 ngày.  

Mặc dù vậy, tỷ lệ tử vong do COVID-19 của Ấn Độ thuộc loại thấp nhất thế giới với chỉ 4% khi so sánh với 7% của Hoa Kỳ và 15% của Anh. Một số chuyên gia cho rằng lý do của điều này là dân số của Ấn Độ tương đối trẻ.

Indonesia:

Tình hình dịch bệnh tại Indonesia: 89,869 trường hợp được xác nhận và 4,320 trường hợp tử vong, theo dữ liệu của Hopkins tính đến ngày 21/7.

Cuối tuần qua, Indonesia đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận cao nhất ở Đông Á, Reuters đưa tin.

Indonesia là Quốc gia đông dân thứ tư thế giới với hơn 273 triệu người và vẫn đang ở giữa làn sóng lây nhiễm đầu tiên.

Biểu đồ trung bình số ca nhiễm mới tại Indonesia trong 7 ngày.  

Trong vài tháng qua, các chuyên gia đã cảnh báo rằng nhiều trường hợp ở nước này có thể đã không bị phát hiện do độ trễ trong khâu xét nghiệm. Dịch bệnh không được kiểm soát là do sự miễn cưỡng của chính phủ trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt trên toàn quốc, mặc dù chính quyền địa phương được phép thực hiện phong tỏa để làm chậm sự lây lan COVID-19 ở các tỉnh trong nước.

Tổng thống Indonesia ông Joko Widodo đã cho biết trong tuần trước rằng: “Dịch bệnh của nước này dự kiến ​​sẽ đạt đỉnh vào tháng 8 hoặc tháng 9. Ông cũng nói rằng ông đang thúc đẩy các bộ trưởng của mình làm việc chăm chỉ hơn để kiểm soát sự bùng phát COVID-19 trên cả nước.

Philippines:

Tình hình dịch bệnh tại Philippines: 70,764 ca nhiễm được xác nhận và 1,837 trường hợp tử vong, theo dữ liệu của Hopkins tính đến ngày 21/7.

Khác với Trung Quốc, nơi bùng phát COVID-19 đầu tiên trên thế giới, Philippines là một trong những quốc gia sớm nhất áp dụng biện pháp phong tỏa đối với các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Chính phủ đã thực hiện phong tỏa nghiêm ngặt Luzon - hòn đảo đông dân nhất và là quê hương của thủ đô Manila - đã được áp đặt vào giữa tháng 3 trước khi dần được nới lỏng vào tháng Sáu.

Biểu đồ trung bình số ca nhiễm mới tại Philippines trong 7 ngày.

Nhưng số lượng các ca nhiễm mới vẫn tăng đột biến sau đó, trong đó có những trường hợp được báo cáo đã không tuân theo các quy tắc giãn cách xã hội.  Điều đó khiến chính phủ Philippines phải sử dụng lại các biện pháp hạn chế một lần nữa ở các khu vực đã khiến tình hình dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn, bao gồm cả thủ đô Manila, theo báo cáo của Reuters.

Tổng thống Philippines ông Rodrigo Duterte đã có một quyết định khó khăn là sẽ thực hiện biện pháp đe dọa hoặc bắt giữ bất kỳ ai nếu như không đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Sau khi đã có cảnh báo vào tháng Tư rằng những ai vi phạm quy tắc phong tỏa có thể sẽ bị tử hình. Trong khi đó, các cơ quan y tế đã đặt mục tiêu tăng cường xét nghiệm của nước này lên 32,000 đến 40,000 người mỗi ngày - tăng từ 20,000 đến 23,000 như hiện tại, Reuters đưa tin.

Nhật bản:

Tình hình dịch bệnh tại Nhật bản: 26,463 ca nhiễm được xác nhận và 988 trường hợp tử vong, theo dữ liệu của Hopkins tính đến ngày 21/7.

Nhật Bản là một trong những quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương đã ghi nhận sự quay trở lại của làn sóng lây nhiễm COVID-19 sau khi đã kiểm soát đáng kể được dịch bênh. Tuy nhiên, các nhà chức trách ở nước này đã không tiếp tục áp đặt các biện pháp hạn chế một lần nữa khi số lượng các ca nhiễm mới ngày một gia tăng.

Hầu hết các ca nhiễm mới đều tập trung ở Tokyo, thủ đô của Nhật Bản. Sự gia tăng đột biến này đã xảy ra sau khi chính phủ nước này tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc để khống chế sự lây lan của Covid-19 vào cuối tháng 5.

Biểu đồ trung bình số ca nhiễm mới tại Nhật Bản trong 7 ngày.

Mặc dù các ca nhiễm mới vẫn đang gia tăng, các quan chức Nhật Bản đã nhiều lần nói rằng không cần phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp mới.

Thay vào đó, chính phủ nước này đã khởi động một chiến dịch du lịch toàn Quốc trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19 vào thứ Tư. Động thái này đã được đưa ra dưới sự chỉ trích trong bối cảnh lo ngại rằng thúc đẩy du lịch trong nước sẽ khiến cho dịch bệnh tồi tệ hơn nữa.

Úc:

Tình hình dịch bệnh tại Úc: 12,894 ca nhiễm được xác nhận và 128 trường hợp tử vong, theo dữ liệu của Hopkins tính đến ngày 21/7.

Giống như Nhật Bản, Úc đang trải qua một đợt lây nhiễm COVID-19 mới sau khi dịch bệnh tại nước này dường như đã được kiểm soát trước đó.

Tiểu bang Victoria, quê hương của thành phố đông dân thứ hai tại Úc là Melbourne, là nơi phần lớn các ca nhiễm COVID-19 mới được báo cáo trong vài tuần qua. Điều đó khiến các nhà chức trách của nước này phải khôi phục lại các biện pháp hạn chế một phần ở Melbourne và bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Biểu đồ trung bình số ca nhiễm mới tại Úc trong 7 ngày.  

Trong khi đó, các bang láng giềng đã chặn biên giới với Victoria.

Các nhà chức trách nước này đã bị chỉ trích cho sự tự mãn của họ vì đã nới lỏng các hạn chế quá sớm và gây ra bùng phát dịch bệnh lần thứ 2. Thủ hiến Bang Victoria ông Daniel Andrew cho biết: “Hơn 2,000 người đã tiếp tục với cuộc sống thường nhật của họ như bình thường sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào đầu tháng này”, Reuters đưa tin.

Các cơ quan y tế đã cảnh báo rằng có thể sẽ mất vài tuần nữa trước khi làn sóng lây nhiễm mới được kiểm soát.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall tăng nhẹ trước tuần dữ liệu kinh tế dày đặc và căng thẳng thuế quan leo thang

Phố Wall tăng nhẹ trước tuần dữ liệu kinh tế dày đặc và căng thẳng thuế quan leo thang

Chứng khoán Mỹ khép phiên đầu tuần với mức tăng nhẹ khi nhà đầu tư giữ tâm lý chờ đợi trước loạt dữ liệu kinh tế và mùa báo cáo lợi nhuận quý II. Bất chấp tuyên bố áp thuế 30% từ Tổng thống Trump với EU và Mexico, phản ứng thị trường khá dè dặt do nhà đầu tư đã quen với các động thái tương tự. Nasdaq tiếp tục lập đỉnh mới, trong khi giá dầu tăng do lo ngại nguồn cung, nhưng cổ phiếu năng lượng lại giảm mạnh. Sắp tới, các báo cáo về lạm phát, chi phí sản xuất và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ là tâm điểm theo dõi.
Nhật Bản: Thị trường trái phiếu chịu áp lực trước bầu cử Thượng viện, lợi suất tăng vọt giữa lo ngại tài khóa

Nhật Bản: Thị trường trái phiếu chịu áp lực trước bầu cử Thượng viện, lợi suất tăng vọt giữa lo ngại tài khóa

Thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản đang biến động mạnh trước cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới, với lợi suất dài hạn tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Nhà đầu tư lo ngại về khả năng thay đổi chính trị và các cam kết chi tiêu tài khóa mới nếu đảng đối lập giành thêm ảnh hưởng. Trong khi đó, Thủ tướng Ishiba đối mặt với mức tín nhiệm suy giảm, khiến mục tiêu duy trì đa số trở nên khó khăn. Diễn biến lãi suất phản ánh lo ngại về kỷ luật ngân sách trong bối cảnh nợ công Nhật Bản đang ở mức cao nhất thế giới.
Giảm phát kỹ thuật số phủ nhận các lý thuyết về cú sốc thuế quan

Giảm phát kỹ thuật số phủ nhận các lý thuyết về cú sốc thuế quan

Ngay trước thềm công bố chỉ số CPI vào thứ Ba, một mốc xoay tiềm năng đối với kỳ vọng lãi suất của Fed, một trong những thước đo lạm phát thời gian thực toàn diện nhất đã làm gián đoạn câu chuyện về làn sóng tăng giá do thuế quan gây ra. Chỉ số Giá Kỹ thuật số của Adobe, theo dõi hơn 100 triệu mã sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử, ghi nhận mức giảm -2.09% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Sáu. Điều này củng cố quan điểm rằng áp lực lạm phát, ít nhất trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, vẫn được kiểm soát tốt, thậm chí đang có dấu hiệu giảm phát.
Thuế quan, công nghệ bứt phá và thị trường đặt cược vào sự rút lui, không phải sụp đổ

Thuế quan, công nghệ bứt phá và thị trường đặt cược vào sự rút lui, không phải sụp đổ

Thị trường tài chính tiếp tục bứt phá, bất chấp những cơn gió ngược từ chính trị, với động lực chính đến từ nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu. Nvidia là “viên ngọc sáng” trong làn sóng AI, vừa vượt mốc vốn hóa 4 nghìn tỷ USD, đẩy giá cổ phiếu bay cao, vượt lên trên những mối lo về căng thẳng thương mại và các phát biểu cứng rắn từ Tổng thống Mỹ. Trong khi đó, các biện pháp thuế quan mới từ Trump, từ đồng đến dược phẩm, thậm chí cả Brazil, vẫn tiếp tục được triển khai, nhưng dường như không để lại tác động rõ ràng đến thị trường.
Ngành ô tô Trung Quốc chịu áp lực kép: Dư cung, chiến tranh giá và căng thẳng tài chính

Ngành ô tô Trung Quốc chịu áp lực kép: Dư cung, chiến tranh giá và căng thẳng tài chính

Ngành ô tô Trung Quốc đang chịu sức ép lớn từ dư thừa công suất và cuộc chiến giá kéo dài, làm xói mòn biên lợi nhuận và kéo dài chu kỳ thanh toán cho nhà cung cấp. Dữ liệu từ 33 nhà sản xuất cho thấy các chỉ số tài chính chủ chốt đều suy giảm từ năm 2019 đến 2024. Trong khi một số công ty như BYD cải thiện được lợi nhuận, phần lớn doanh nghiệp trong ngành đối mặt với nợ tăng, tồn kho cao và áp lực thanh khoản. Chính phủ Trung Quốc đã cam kết kiểm soát cuộc đua giảm giá và thúc đẩy tái cấu trúc ngành một cách có trật tự.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ