5 tin tức trader cần chú ý trong tuần 5/6 - 9/6

5 tin tức trader cần chú ý trong tuần 5/6 - 9/6

21:32 04/06/2023

Trong tuần này, thị trường đang tập trung chú ý tới các quyết định về lãi suất ở Canada và Úc, cũng như bản cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư vẫn thận trọng bất chấp sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dưới đây là những tin tức quan trọng của tuần này:

1. Dữ liệu của Hoa Kỳ

Với việc Fed bước vào giai đoạn im lặng trước cuộc họp vào ngày 13-14/ 6, sẽ không có quan chức nào thảo luận về triển vọng chính sách tiền tệ.

Báo cáo Non-farm của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu (2/6) cho thấy số lượng việc làm tăng mạnh trong tháng 5 nhưng tăng trưởng lương đang ở mức vừa phải. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng củng cố thêm cho quan điểm rằng các điều kiện trên thị trường lao động đang nới lỏng.

Dữ liệu việc làm tăng kỳ vọng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới, dự kiến sẽ là lần dừng đầu tiên kể từ khi bắt đầu thắt chặt chính sách để kiềm chế lạm phát vào năm ngoái.

PMI dịch vụ của ISM được công bố vào thứ Hai (5/6), dự kiến sẽ cho thấy tốc độ mở rộng vẫn ổn định, trái ngược với PMI sản xuất ghi nhận tháng giảm lần thứ bảy liên tiếp vào tháng Năm.

Các dữ liệu khác sẽ được công bố gồm: số liệu thương mại trong Thứ Tư và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Thứ Năm.

2. Thị trường chứng khoán tăng điểm

Một số nhà đầu tư đang ngày càng trở nên cảnh giác về đà tăng của thị trường, dẫn đầu bởi một số cổ phiếu vốn hóa lớn trong khi các cổ phiếu còn lại thì đi xuống.

Kể từ đầu năm đến nay, Nasdaq 100 đã tăng 33% còn S&P 500 đã tăng 11.5%, hiện đang ở mức cao nhất trong 10 tháng.

Chỉ số kết hợp của năm cổ phiếu - Apple, Microsoft, công ty mẹ của Google - Alphabet, Amazon và Nvidia - hiện chiếm 25% giá trị thị trường của S&P 500, nhờ những tiến bộ của AI thúc đẩy hy vọng về lợi nhuận khủng trong tương lai.

Đà tăng của một số ít cổ phiếu đặt ra câu hỏi về sức khỏe của thị trường rộng lớn hơn và có nguy cơ gây ra biến động nếu các nhà đầu tư loại bỏ các cổ phiếu vốn hóa lớn đó.

3. Các quyết định của ngân hàng trung ương

Trước cuộc họp sắp tới của Fed, Ngân hàng Dự trữ Úc và Ngân hàng Canada sẽ tổ chức cuộc họp chính sách trong tuần này, khi các quan chức ở cả hai quốc gia phải vật lộn với lạm phát vẫn còn dai dẳng.

Quyết định của RBA hôm thứ Ba có thể đi theo cả hai hướng sau khi dữ liệu lạm phát tháng 4 tăng mạnh hơn nhiều so với dự kiến.

Lãi suất đã ở mức cao nhất trong 11 năm sau đợt tăng bất ngờ vào tháng trước, Thống đốc RBA Philip Lowe trước đó đã nhấn mạnh rằng NHTW sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để chống lại lạm phát.

Trong khi đó, các thị trường kỳ vọng BOC sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm một lần nữa vào tháng 7 trừ khi có bằng chứng về lạm phát hạ nhiệt.

4. Khu vực đồng tiền chung châu Âu

Đức sẽ công bố dữ liệu về cán cân thương mại, PMI dịch vụ, số đơn đặt hàng của nhà máy và sản xuất công nghiệp sau khi dữ liệu tuần trước cho thấy nền kinh tế lớn nhất của khối đã rơi vào suy thoái trong quý đầu tiên.

Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ công bố kết quả khảo sát kỳ vọng của người tiêu dùng vào thứ Ba, điều này sẽ cho thấy liệu kỳ vọng lạm phát có ở mức cao hơn hay không.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ điều trần trước Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tiền tệ của Nghị viện châu Âu vào thứ Hai và những phát biểu của bà sẽ được theo dõi chặt chẽ.

các thành viên hội đồng thống đốc Luis de Guindos và Fabio Panetta sẽ có bài phát biểu trước khi ngân hàng trung ương bước vào giai đoạn tạm nghỉ vào thứ Năm trước cuộc họp ngày 15/6.

5. Dự báo kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới và OECD

Ngân hàng Thế giới công bố dự báo mới nhất về tăng trưởng toàn cầu vào thứ Ba (6/6), sau đó một ngày là OECD sẽ đưa ra dự báo của họ.

Tháng trước, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể kéo dài trong thập kỷ tới trong bối cảnh tình hình tài chính bất ổn, lạm phát cao, những ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc chiến Nga-Ukraine cũng như đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, OECD đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu vào tháng 3 khi cho biết họ kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt 2.6% trong năm nay và 2.9% vào năm 2024 nhưng vẫn cảnh báo rằng triển vọng vẫn còn kém khả quan và còn nhiều rủi ro.

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa

Dự luật gia hạn cắt giảm thuế và giảm chi tiêu của Trump đang đối mặt với sự chia rẽ trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa, đặc biệt về chương trình Medicaid và ưu đãi thuế tại các bang có chi phí cao. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson khó xoay sở với thế đa số mong manh, trong khi Trump gây áp lực đòi sự ủng hộ tuyệt đối. Nếu được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ chuyển sang Thượng viện nhưng chưa thể được xem xét ngay do kỳ nghỉ sắp tới.
Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả

Giám đốc Nvidia Jensen Huang cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ sang Trung Quốc không đạt hiệu quả và dựa trên giả định sai lầm. Chính sách này khiến Trung Quốc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng chip nội địa để giảm phụ thuộc. Thị phần Nvidia tại Trung Quốc đã giảm mạnh do tác động của các biện pháp này.
Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ