Việc RBA ngoan cố từ chối đưa ra định hướng chính sách đã mang lại kết quả

Việc RBA ngoan cố từ chối đưa ra định hướng chính sách đã mang lại kết quả

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

14:21 25/03/2024

Việc Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) không cung cấp nhiều thông tin có ý nghĩa về triển vọng lãi suất, dường như đang mang lại lợi ích lớn cho họ.

Thống đốc RBA Michele Bullock đã phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi của phóng viên về hướng đi của lãi suất sau cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương vào thứ Ba. Hầu hết các phóng viên đều cố gắng để bà xác nhận rằng chính sách đã xoay trục nhưng Thống đốc Bullock chỉ nói rằng tất cả các phương án đều đang được xem xét bởi ngân hàng trung ương. Bullock nói với các phóng viên “Bây giờ là quá sớm để loại trừ bất cứ điều gì. Có rủi ro ở cả hai chiều tăng và giảm lãi suất, và vị trí hiện tại của chúng tôi là phù hợp."

Những lời nhận xét mờ nhạt đó không giúp ích cho các nhà giao dịch thị trường ngoại hối hay nhà kinh tế học, họ đang đặt cược lớn vào việc đầu tư dựa trên sự hiểu biết của họ về lãi suất trong tương lai, hoặc tư vấn cho khách hàng về những gì sắp xảy ra. Một cuộc tranh luận sôi nổi trên toàn thị trường về điều bà Bullock thực sự đang muốn nói gì.

Liệu RBA đã chuyển hướng sang trung lập hay vẫn giữ xu hướng thắt chặt? Câu hỏi phức tạp như này là những gì khiến cho đội ngũ các chuyên gia đầu tư luôn bận rộn. Có lẽ bà Bullock rất hài lòng vì đã thành công trong việc từ chối cung cấp bất kì thông tin nào đó ở mức độ chắc chắn cho người theo dõi RBA. Trong quá khứ, luôn luôn có trường hợp các ngân hàng trung ương thích nói dài dòng mà không truyền đạt nhiều thông tin.

Nhưng sự mơ hồ của Bullock không phải là trò đùa. Có lý do chính đáng tại sao RBA đang giữ mọi thứ mơ hồ một cách cố ý, và cách tiếp cận này đã mang lại kết quả tốt sau khi công bố dữ liệu việc làm tháng Hai vào thứ Năm.

Có hơn 100,000 việc làm mới được tạo ra trong tháng Hai và tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3.7% so với 4.1%. Các nhà kinh tế học đơn giản không thấy trước được những con số này, và RBA cũng vậy. Nếu Bullock đã đưa ra định hướng vào thứ Ba rằng các đợt cắt giảm lãi suất đang gần kề, có lẽ bây giờ bà ấy đã phải hối hận về hành động của mình. Bà sẽ phải rút lại những bình luận của mình, gây thêm tổn hại cho uy tín của ngân hàng trung ương.

Chắc chắn là RBA đã ngần ngại trong việc đưa ra dự đoán tương lai và nói cho thị trường biết về những dự đoán đó. Ngân hàng Dự trữ Úc đã làm điều đó trong suốt đại dịch và gặp rắc rối.

Vào cuối năm 2021, RBA đã cố gắng trấn an người dân đang lo lắng bằng cách đưa ra một dự đoán rằng lãi suất có thể ở mức thấp trong nhiều năm tới. Gợi ý này của RBA đã thúc đẩy hàng loạt người trẻ mơ mộng váy các khoản thế chấp lớn để mua nhà.
Nhưng mọi thứ đều sụp đổ khi lạm phát xuất hiện và bắt đầu đẩy giá cả toàn cầu tăng. RBA phải bắt đầu tăng lãi suất một cách nhanh chóng khiến áp lực gia tăng lên những người dân vùng ngoại ô Úc – nơi thường có tỷ lệ sở hữu nhà cao và nợ thế chấp lớn.

Vì vậy, bà Bullock biết rõ nhưng rủi ro khi tiết lộ quá nhiều thông tin. Với đỉnh điểm của lãi suất vẫn còn không chắc chắn, việc bà duy trì tính linh hoạt và không hứa hẹn bất cứ điều gì là chính sách tốt.

Các nhà kinh tế học đã bất ngờ, hoài nghi với dữ liệu việc làm, và một số người cho rằng sự tăng vọt về việc làm là do nhiễu thống kê. Còn lại những người khác tin vào báo cáo việc làm và công bố những thay đổi trong dự báo của họ về lãi suất. Ví dụ Citi đã giảm dự báo hai đợt cắt giảm lãi suất vào nửa cuối năm nay xuống còn 1 đợt hạ lãi suất. Nhưng thêm vào đó họ cũng cảnh báo rằng chu kỳ cắt giảm lãi suất có thể sẽ bị trì hoãn cho đến năm sau.

Đã có nhiều nhà kinh tế học đặt cược rằng RBA sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất cho đến năm 2025, và với tỷ lệ thất nghiệp đột ngột trở lại mức thấp nhất trong khoảng nửa thế kỷ thì đặt cược đó đang trông rất khả quan. Mặt khác, dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế tăng trưởng trong năm 2023 ở tốc độ chậm nhất trong vòng 30 năm. Và khi so sánh với quốc gia khác như Mỹ, rõ ràng là con đường kiểm soát lạm phát sẽ gặp nhiều khó khăn.

Dự đoán báo cáo việc làm trong tháng Ba sẽ cho thấy sự sụp đổ trong số lượng việc làm. Dữ liệu thị trường lao động có thể chịu những biến động mạnh.

Nhưng hiện tại, các phóng viên tham dự cuộc họp báo của RBA có lẽ sẽ khó làm cho bà Bullock đưa ra nhận định chắc chắn hơn về tương lai.

WSJ

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh, kéo theo đà giảm của cả cổ phiếu và trái phiếu, phản ánh lo ngại về rủi ro chính sách và trần nợ. Dù nhu cầu mua vẫn ổn định, phần bù kỳ hạn cao cho thấy tâm lý bất an còn hiện hữu trong bối cảnh tài khóa thắt chặt và chi phí vay tăng.
ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng

ECB nhiều khả năng sẽ hạ lãi suất lần thứ bảy khi các đòn thuế mới từ Mỹ đẩy triển vọng tăng trưởng châu Âu vào vùng rủi ro. Dù có những tiếng nói kêu gọi thận trọng, phần lớn giới chức tin rằng lộ trình nới lỏng vẫn chưa thể dừng lại trong môi trường toàn cầu đầy bất ổn.
Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?

Trong hai tuần qua, nhiều nhà kinh tế và chuyên gia phân tích đã tích cực tìm hiểu mục tiêu cuối cùng trong chiến lược thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Sự đảo ngược chính sách đáng chú ý tuần trước, khi Tổng thống Donald Trump quyết định hoãn áp dụng phần lớn các mức thuế này trong 90 ngày, diễn ra sau nhiều ngày Nhà Trắng khẳng định rằng các biện pháp thuế quan không phải để đàm phán mà là chiến lược dài hạn nhằm tái sinh cơ sở công nghiệp Hoa Kỳ và tạo thêm việc làm.
Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh chiến tranh thương mại. Tuy nhiên khối này vẫn hết sức dè dặt về nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa bị chuyển hướng từ Hoa Kỳ.
Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell công khai chỉ trích các chính sách thuế quan và sáng kiến chi tiêu của Trump, đồng thời khẳng định tính độc lập pháp lý của Fed trước nguy cơ bị can thiệp chính trị. Ông cảnh báo rằng các chính sách hỗn loạn đang cản trở khả năng ổn định lạm phát và việc làm — hai mục tiêu cốt lõi của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ