Vì sao thỏa thuận tài nguyên giữa Trump và Ukraine sẽ chưa thể mang lại kết quả trong một thập kỷ tới?

Vì sao thỏa thuận tài nguyên giữa Trump và Ukraine sẽ chưa thể mang lại kết quả trong một thập kỷ tới?

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

16:30 13/05/2025

Việc Quốc hội Ukraine thông qua thỏa thuận tài nguyên với Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh dấu một bước đi táo bạo trong nỗ lực phục hồi và tái thiết nền kinh tế nước này.

Được kỳ vọng sẽ mở ra làn sóng đầu tư mới vào ngành khai khoáng và năng lượng – hai lĩnh vực chiến lược của Ukraine, thỏa thuận thiết lập một “quỹ đầu tư tái thiết chung” giữa hai nước, tài trợ cho các dự án mới từ lợi nhuận khai thác trong tương lai. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, đây là cuộc chơi dài hạn, có thể kéo dài đến 2040, và mang theo vô vàn rủi ro kinh tế, chính trị và kỹ thuật.

Eric Rasmussen – cựu giám đốc bộ phận tài nguyên thiên nhiên của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) – không ngần ngại khẳng định rằng: “Chúng ta đang nói về khung thời gian 10-15 năm, thậm chí lâu hơn để bất kỳ dự án khai khoáng nào có thể mang lại sản lượng thương mại.” Quan điểm này được chia sẻ bởi Peter Bryant, Chủ tịch của Clareo – nhóm tư vấn trong lĩnh vực khai khoáng, người cho rằng thỏa thuận “không có tác dụng giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng trong vòng 10 năm tới”, đơn giản vì việc phát hiện và phát triển một mỏ khai khoáng mới ở Ukraine là quá trình gian nan, đòi hỏi thời gian dài và vốn đầu tư khổng lồ.

Ukraine hiện đang sở hữu nhiều loại tài nguyên có giá trị như quặng sắt, than đá, lithium, graphite và titanium. Nước này cũng là nhà sản xuất khí đốt lớn thứ ba tại châu Âu – yếu tố khiến lĩnh vực dầu khí trở nên tiềm năng hơn về mặt thời gian triển khai. Trong khi các dự án khai khoáng thường mất hơn một thập kỷ để thành hình, thì các dự án năng lượng có thể được xúc tiến nhanh hơn, nhất là trong bối cảnh phương Tây đang tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.

Tuy nhiên, con đường triển khai các dự án tài nguyên tại Ukraine không hề bằng phẳng. Từ thực tế chiến sự chưa có hồi kết, dữ liệu địa chất còn thiếu và rời rạc, hệ thống hạ tầng bị phá hủy nặng nề, đến các nguy cơ cố hữu như tham nhũng và năng lực quản trị yếu – tất cả khiến bất kỳ kế hoạch khai thác nào cũng trở nên đầy rủi ro. “Dù là trong thời bình, phát triển một mỏ khai khoáng cũng là bài toán khó,” Brian Menell – CEO của TechMet, công ty được chính phủ Mỹ hậu thuẫn để đầu tư vào pin và khoáng sản chiến lược – nhận định. “Chúng tôi hoan nghênh thỏa thuận vì nó tạo động lực, nhưng vẫn cần rất nhiều tiền bạc, thời gian và cam kết lâu dài.”

Theo nội dung thỏa thuận, quỹ đầu tư chỉ dành cho các dự án mới, không bao gồm các mỏ đang khai thác. Điều này đồng nghĩa với việc các dự án như mỏ quặng sắt Shymanivske do Black Iron (niêm yết tại Toronto) phát triển hay các mỏ của Ferrexpo (niêm yết trên FTSE 250) sẽ không được hưởng lợi trực tiếp. Dù vậy, ông Matt Simpson – CEO của Black Iron – cho biết, việc xúc tiến các dự án này có thể đóng vai trò “thu hút đầu tư nước ngoài vào Ukraine sau chiến tranh”, với điều kiện là quốc gia này phải giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động kỹ thuật – một hệ quả rõ rệt của việc gần như không có mỏ mới nào được xây dựng kể từ thời Liên Xô.

Ngay cả các quan chức Ukraine cũng không che giấu thực tế rằng lợi nhuận từ quỹ sẽ cần thời gian dài để tích lũy. Bộ trưởng Kinh tế Yulia Svyrydenko cho biết, trong 10 năm đầu, lợi nhuận và doanh thu từ quỹ sẽ không được phân phối mà sẽ được tái đầu tư vào các dự án và công cuộc tái thiết. Dù khẳng định quỹ sẽ bắt đầu hoạt động “trong vài tuần tới”, bà cũng nhấn mạnh rằng phải mất nhiều năm khảo sát địa chất và lập báo cáo khả thi trước khi có thể huy động vốn phát triển.

Một thách thức lớn khác là dữ liệu địa chất của Ukraine – phần lớn vẫn thuộc dạng mật do chiến tranh – khiến các công ty khó tiếp cận. Hơn nữa, do lịch sử khai thác dài hàng thập kỷ, các mỏ dễ tiếp cận nhất có thể đã cạn kiệt. “Ý tưởng lãng mạn rằng có những hồ lithium rộng lớn chỉ chờ được khai thác là điều hoàn toàn phi thực tế,” một giám đốc điều hành ngành khai khoáng hoạt động tại Ukraine nhận xét, đồng thời cho rằng thỏa thuận Mỹ - Ukraine “sẽ không tạo ra bước ngoặt đáng kể nào trong thập kỷ tới”.

Hugo Corden-Lloyd – chuyên gia cấp cao tại Risk Advisory Group – cảnh báo các công ty đầu tư vào Ukraine sẽ phải đối mặt với “vô vàn rủi ro”, từ các vấn đề thường thấy như tham nhũng, hối lộ, cho tới các yếu tố đặc thù của chiến tranh như việc rà phá bom mìn, bảo đảm an ninh cho nhân sự và cơ sở vật chất. Cựu CEO của Ferrexpo, ông Jim North, đặt câu hỏi then chốt: “Một lệnh ngừng bắn sẽ trông như thế nào?” – bởi chỉ khi có hòa bình bền vững, các nhà đầu tư mới yên tâm đổ vốn vào các dự án quy mô lớn.

Hiện Nga vẫn kiểm soát nhiều khu vực giàu tài nguyên của Ukraine – bao gồm các mỏ than lớn và một số điểm khai thác lithium – điều này khiến nguồn tài nguyên khả dụng cho phát triển trong tương lai của Ukraine bị thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, các công ty nội địa như DTEK – nhà sản xuất điện tư nhân lớn nhất Ukraine, cũng là đơn vị khai thác khí và than – vẫn kỳ vọng cao vào tiềm năng hợp tác. CEO Maxim Timchenko cho biết, DTEK đã đàm phán với ba công ty Mỹ quan tâm đến thỏa thuận và hiện đang làm việc với các đối tác như GE Vernova, Fluence, Honeywell và Venture Global.

Các chuyên gia tin rằng các dự án năng lượng, đặc biệt là khí đốt, sẽ là lĩnh vực đầu tiên được triển khai nhờ thời gian đầu tư ngắn hơn. Trước khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga diễn ra năm 2022, tập đoàn dầu khí quốc doanh Naftogaz từng xúc tiến các dự án quy mô lớn, trong đó có mỏ khí nước sâu ở Biển Đen, và đã làm việc với ExxonMobil, Halliburton và Chevron.

Dù thỏa thuận mang theo kỳ vọng tái thiết mạnh mẽ, ngay cả những người ủng hộ Ukraine nhiệt thành cũng bày tỏ sự dè dặt. Tỷ phú khai khoáng người Úc Andrew Forrest, người đã quyên góp 25 triệu AUD cho Ukraine kể từ khi chiến tranh bắt đầu, khẳng định công ty của ông hiện “không có bất kỳ dự án khai khoáng nào tại Ukraine trong tầm ngắm”. “Chúng tôi sẵn sàng đầu tư để thể hiện sự ủng hộ với Ukraine,” ông nói. “Chứ không phải vì đây là cơ hội đầu tư hấp dẫn nhất mà chúng tôi có thể tìm thấy.”

Trong bối cảnh Ukraine vẫn đang vật lộn với chiến tranh và phục hồi kinh tế, thỏa thuận tài nguyên với Mỹ có thể là nền móng cho tương lai. Nhưng tương lai đó sẽ không đến sớm, và chỉ dành cho những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, gan lì và sẵn sàng đối mặt với những rủi ro phức tạp nhất trong thế giới tài chính – địa chính trị ngày nay.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận Mỹ - Trung khiến giá cước vận tải xuyên Thái Bình Dương tăng vọt
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thỏa thuận Mỹ - Trung khiến giá cước vận tải xuyên Thái Bình Dương tăng vọt

Một thỏa thuận mới giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giảm thuế thương mại đang tạo ra cơn sốt vận tải xuyên Thái Bình Dương, với giá cước vận tải container bật tăng khi các doanh nghiệp tranh thủ khoảng “90 ngày vàng” để gấp rút giao hàng trước khi thỏa thuận hết hiệu lực.
Thương mại toàn cầu biến động, ECB thúc giục đổi mới tư duy điều hành chính sách
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thương mại toàn cầu biến động, ECB thúc giục đổi mới tư duy điều hành chính sách

Trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi vào vòng xoáy bất định ngày càng sâu sắc, hai thành viên chủ chốt của Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã lên tiếng cảnh báo rằng ngân hàng trung ương không nên quá phụ thuộc vào các kịch bản cơ sở truyền thống.
Tin tức Chỉ số DAX: Triển vọng sáng hơn nhờ giảm thuế quan, Dự báo Tâm lý ZEW
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tin tức Chỉ số DAX: Triển vọng sáng hơn nhờ giảm thuế quan, Dự báo Tâm lý ZEW

DAX tăng lên 23,601 vào ngày 13/5 khi lệnh tạm dừng thuế quan của Hoa Kỳ - Trung Quốc nâng cao tâm lý toàn cầu; các nhà giao dịch chờ đợi diễn biến thương mại của EU và dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ. Trump chuyển trọng tâm thương mại sang EU, cảnh báo về các cuộc đàm phán khó khăn có thể ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu được niêm yết trên DAX. Bayer tăng hơn 9% sau khi vượt qua ước tính thu nhập và tái khẳng định triển vọng năm 2025 của mình..
Tăng trưởng tiền lương tại Anh chậm lại khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Tăng trưởng tiền lương tại Anh chậm lại khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự

Tốc độ tăng lương tại Anh đang có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi các doanh nghiệp bắt đầu cắt giảm nhân sự do phải đối mặt với chi phí lao động gia tăng – gồm mức lương tối thiểu mới và thuế lương cao hơn. Đây là tín hiệu rõ rệt cho thấy thị trường việc làm đang yếu đi.
Chỉ số Hang Seng và Nikkei 225: Thị trường phản ứng với việc Mỹ-Trung tạm dừng thuế quan
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chỉ số Hang Seng và Nikkei 225: Thị trường phản ứng với việc Mỹ-Trung tạm dừng thuế quan

Hoa Kỳ và Trung Quốc tuyên bố tạm dừng áp thuế trong 90 ngày, thúc đẩy Phố Wall và xoa dịu nỗi lo về suy thoái kinh tế năm 2025 tại Hoa Kỳ. Chỉ số Hang Seng giảm 1.49% khi Alibaba, JD.com và Baidu dẫn đầu mức lỗ trong các cổ phiếu công nghệ và ô tô. Nikkei 225 tăng 1.80% khi JPY suy yếu, thúc đẩy tâm lý nhà xuất khẩu và các cổ phiếu như Nissan và Sony.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ