USDJPY tăng khi Mỹ kỳ vọng rằng sẽ có ít sự can thiệp từ Nhật Bản

USDJPY tăng khi Mỹ kỳ vọng rằng sẽ có ít sự can thiệp từ Nhật Bản

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:30 07/05/2024

Đồng yên suy yếu khi Mỹ lưu ý rằng Nhật Bản cần thận trọng trong việc can thiệp, khiến đồng tiền này sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực do chênh lệch lợi suất lớn giữa Mỹ và Nhật Bản.

Thị trường đang nghi ngờ USDJPY sẽ trở lại mức 160 sau khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nhắc lại rằng Mỹ kỳ vọng ​sẽ ít có sự can thiệp. USDJPY chạm mức 154.65, mức thấp trong tuần này.

Quan chức tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản Masato Kanda từ chối bình luận về nhận xét của Yellen, ông cũng mong muốn thị trường tiền tệ vẫn diễn biến phù hợp với các nguyên tắc cơ bản. “Nếu thị trường hoạt động bình thường thì tất nhiên chính phủ không cần can thiệp, nhưng nếu có biến động bất ngờ, chính phủ cần phải có hành động thích hợp”.

JPY đang gặp khó khăn khi chênh lệch lợi suất lớn

Khi Nhật Bản can thiệp vào tháng 9/2022 để hỗ trợ đồng yên, điều đó đã giúp USDJPY giảm xuống dưới mức 100 cho đến giữa tháng 1 năm ngoái. Lần này, bất chấp đồn đoán 2 lần can thiệp vào tuần trước, các nhà phân tích kỳ vọng USDJPY sẽ trượt trở lại mức 160 do chênh lệch lợi suất và thâm hụt thương mại gây áp lực lên JPY.

Marito Ueda, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường tại SBI Liquidity Market, cho biết: “Sau những biện pháp can thiệp vào năm 2022, đồng yên đã mạnh lên, nhưng lần này có thể sẽ khó khăn hơn. Lúc đó kỳ vọng về việc tăng lãi suất của Mỹ sắp kết thúc và triển vọng chính sách tiền tệ không rõ ràng như bây giờ,” ông nói và cho biết USDJPY sẽ một lần nữa vượt mốc 160.

Alvin Tan, người đứng đầu chiến lược FX châu Á tại RBC Capital Markets ở Singapore, cũng cho rằng USDJPY có thể đạt mức 160 do chênh lệch lợi suất và tác động của các biện pháp can thiệp sẽ tiêu tan khá nhanh nếu lãi suất của Mỹ không giảm.

Tập đoàn Ngân hàng Mỹ kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12. Shusuke Yamada, người đứng đầu chiến lược tiền tệ và tỷ giá Nhật Bản tại BofA Securities Japan, cho biết: “Nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào về việc Fed cắt giảm lãi suất cho đến tháng 9 hoặc lâu hơn, JPY sẽ tiếp tục yếu đi”. Ông cũng kỳ vọng USDJPY sẽ tiếp tục chạm mốc 160.

Thâm hụt thương mại cũng gây áp lực lên JPY

Việc Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu năng lượng là một tác động tiêu cực tiềm tàng khác đối với JPY nếu giá dầu thô tăng, vì điều đó có thể làm gia tăng thâm hụt thương mại của quốc gia này. Cán cân thương mại của Nhật Bản đã thâm hụt gần ba năm liên tiếp. JPY trước đây đã được coi là đồng tiền trú ẩn an toàn trong nhiều thảm họa và khủng hoảng khác nhau, nhưng điều này đã không xảy ra trong năm nay khi căng thẳng quân sự gia tăng ở Trung Đông và việc giá năng lượng leo thang gây áp lực lên đồng tiền này.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hợp đồng tương lai vàng break-out ngưỡng 3,000 USD khi thị trường rung chuyển bởi chiến tranh thương mại!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai vàng break-out ngưỡng 3,000 USD khi thị trường rung chuyển bởi chiến tranh thương mại!

Hợp đồng tương lai vàng ghi nhận phiên giảm giá thứ ba liên tiếp, với hợp đồng tháng Sáu - hợp đồng có khối lượng giao dịch lớn nhất - sụt giảm 57.30 USD (tương đương -1.87%) và đóng cửa ở mức 2,998.80 USD/ounce, chính thức chạm ngưỡng tâm lý quan trọng 3,000 USD.
Phố Wall đã sai lầm khi tin tưởng vào Donald Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall đã sai lầm khi tin tưởng vào Donald Trump?

Giới tài chính từng tung hô Donald Trump như vị cứu tinh của Phố Wall — một tổng thống doanh nhân sẽ đem lại thuế thấp, quy định lỏng lẻo và thị trường chứng khoán tăng vọt. Nhưng giờ đây, khi các đòn thuế quan thiếu tính toán đang khiến thị trường lao dốc, nỗi sợ suy thoái lan rộng và lòng tin sụp đổ, những người từng đặt cược vào Trump đang buộc phải bước qua từng giai đoạn của cú sốc: từ phủ nhận đến chấp nhận. Và điều cay đắng hơn cả: đây chính xác là điều ông đã hứa ngay từ đầu.
Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?

Tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố loạt biện pháp áp thuế mạnh tay lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế trả đũa lên tới 34%, khiến cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Giới đầu tư đang theo dõi sát sao mọi động thái từ cả hai phía với tâm lý lo ngại rằng căng thẳng hiện tại sẽ kéo dài và ngày càng leo thang.
Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ