Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ tên lửa siêu thanh mới của Nga

Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ tên lửa siêu thanh mới của Nga

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

09:17 25/11/2024

Quân đội Ukraine đang nghiên cứu các mảnh vỡ của tên lửa đạn đạo siêu thanh mới mà Nga phóng nhằm vào thành phố Dnipro hôm 21/11. Đây là lần đầu tiên một loại vũ khí uy lực như vậy được sử dụng trên chiến trường Ukraine.

Mảnh vỡ của tên lửa bị cháy xém và vỡ vụn được đặt trên giá treo tại một cơ sở giám định vũ khí. Các chuyên gia Ukraine đang nghiên cứu những mảnh vỡ này để hiểu hơn về chuỗi cung ứng, sản xuất của Nga, từ đó đề ra các biện pháp đối phó.

Nga đặt tên cho tên lửa là Oreshnik và tuyên bố tên lửa này không thể bị đánh chặn bằng hệ thống phòng không. Ukraine cho biết tên lửa Oreshnik đạt tốc độ tối đa hơn 13,000 km/h trước khi bắn trúng mục tiêu ở Dnipro.

Hai chuyên gia được phóng viên phỏng vấn đã đưa ra những đánh giá thận trọng, chỉ nói rằng đây là vũ khí đạn đạo, bay theo quỹ đạo đạn đạo và cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại cho dân thường. Họ từ chối trả lời câu hỏi của báo chí.

"Đây là những kết luận sơ bộ. Để đưa ra đánh giá cụ thể hơn cần có thời gian nghiên cứu", một trong hai chuyên gia cho biết.

"Đây là lần đầu tiên phần còn lại của một tên lửa như vậy được tìm thấy trên lãnh thổ Ukraine", chuyên gia còn lại nói.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng việc Nga sử dụng tên lửa siêu thanh sẽ khiến căng thẳng leo thang và kêu gọi các đồng minh phản ứng. Ukraine ban đầu cho biết vũ khí này có vẻ là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Điện Kremlin sau đó tuyên bố đã bắn một tên lửa tầm trung mới vào một mục tiêu quân sự của Ukraine ở Dnipro, để đáp trả việc Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh sản xuất. Quân đội Mỹ cho biết, thiết kế của tên lửa này dựa trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-26 Rubezh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 khẳng định nước này sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu và đã có một kho dự trữ sẵn sàng để sử dụng.

Hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết về vụ tấn công của Nga, bao gồm cả mức độ thiệt hại do tên lửa gây ra. Ukraine hiếm khi tiết lộ thiệt hại đối với các mục tiêu quân sự vì lo ngại thông tin như vậy sẽ có lợi cho Moscow.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui

Cuộc điện đàm giữa Donald Trump và Vladimir Putin trong tuần này không khiến ai bất ngờ — nhưng vẫn khiến cả châu Âu và Ukraine rúng động. Khi Trump chính thức khẳng định rút Mỹ khỏi cuộc chiến, ông không chỉ để mặc Ukraine đối mặt với một nước Nga ngày càng lấn tới, mà còn buộc châu Âu phải đứng ra gánh vác vai trò an ninh vốn dĩ lâu nay do Washington dẫn dắt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ