Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thống trị?

Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thống trị?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

13:40 20/09/2021

Một nhà nghiên cứu đưa ra thước đo sức mạnh nền kinh tế của mình, và lý do tại sao Trung Quốc có thể đã vượt mặt Mỹ để trở thành nền kinh tế số một.

Tổng thống Obama và chủ tịch Hồ Cẩm Đào gặp nhau tại Washington DC năm 2010
Tổng thống Obama và chủ tịch Hồ Cẩm Đào gặp nhau tại Washington DC năm 2010

Vào năm 2010, khi tổng thống Mỹ Barack Obama chào mừng chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới một cuộc họp tại Washington DC, ông đã đón tiếp người đồng cấp của mình bằng một cái bắt tay và một cái cúi chào. Bức ảnh người quyền lực nhất nước Mỹ cúi đầu trước Trung Quốc đã trở thành trang bìa cho cuốn “Nhật thực” được xuất bản một năm sau đó. Được viết bởi Arvind Subramanian từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cuốn sách đã dự báo rằng Trung Quốc sẽ sớm thống trị kinh tế thế giới và Mỹ sẽ không làm được gì để ngăn việc này lại. 

Để đo đạc sự “thống trị” của một nền kinh tế, ông Subramanian kết hợp thị phần trong thương mại thế giới, xuất khẩu vốn ròng và GDP toàn cầu của quốc gia đó. Ông cho mỗi yếu tố một tỷ trọng dựa trên công thức của IMF trong việc chia phiếu bầu cho các quốc gia thành viên. Theo ông, chỉ số do ông tạo ra đã nắm bắt được sự độc tôn kinh tế của Anh vào năm 1870, sự cạnh tranh với Đức vào năm 1913, và sự lu mờ trước Mỹ vào thập kỷ sau đó.

Theo thước đo này, ông Subramanian đã dự báo Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế vượt trội nhất vào năm 2020. Mười năm sau dự báo của ông, Trung Quốc đã phải đối mặt với cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, khiến tăng trưởng chậm lại và đồng nhân dân tệ bấp bênh, buộc nước này phải thắt chặt kiểm soát dòng vốn ra. Tuy vậy, dự báo trọng tâm của ông Subramanian đã trở thành sự thật. Dựa trên công thức của cuốn sách, Trung Quốc trở thành nền kinh tế vượt trội nhất vào năm ngoái. Tăng trưởng suy yếu không tệ như ông đã kỳ vọng, và đại dịch Covid đã giúp thị phần thương mại của Trung Quốc tăng mạnh.

Ông Subramanian đã dự đoán chính xác chỉ số của ông sẽ phát triển ra sao. Nhưng chỉ số của ông có thực sự đánh giá đúng sự thống trị kinh tế? Các tác giả khác đã tính thêm cả sự giàu có, GDP đầu người hay các yếu tố tạo nên sự tinh vi của nền kinh tế. Những thước đo này vẫn cho thấy Mỹ đang là số một.

Để dễ theo dõi, thước đo của ông Subramanian cho mọi đồng đô la xuất khẩu có giá trị như nhau. Nhưng một số mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ có vẻ như đang bóp nghẹt Trung Quốc với giá trị thực tế cao hơn giá trị thị trường. Ông Subramanian nghĩ rằng sự gia tăng tỷ trọng trong GDP và thương mại của Trung Quốc sẽ giúp nhân dân tệ cạnh tranh sòng phẳng với đồng đô la. Tuy nhiên, đồng tiền của Trung Quốc lại không có nhiều tiến triển, do nước này đã thắt chặt nguồn vốn, điều ông Subramanian cũng thừa nhận. Nhưng ông nghĩ rằng nếu Trung Quốc tiếp tục bám chặt quyền kiểm soát như vậy, điều này sẽ để giữ nhân dân tệ rẻ (bằng việc ngăn dòng vốn vào) thay vì để tăng giá đồng tiền của họ (bằng việc hạn chế dòng vốn ra). Tuy vậy, với hàng loạt những dự báo kinh tế đáng quên khác, tác giả của cuốn “Nhật thực” xứng đáng nhận những lời tán dương.
 

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ