Trái phiếu "rác" gia tăng: Động lực cho chiến lược đầu tư vào "thiên thần sa ngã" quay trở lại

Trái phiếu "rác" gia tăng: Động lực cho chiến lược đầu tư vào "thiên thần sa ngã" quay trở lại

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:42 22/08/2024

Trong nhiều thập kỷ, các tổ chức xếp hạng tín dụng đã vô tình mang lại sự đảm bảo cho nhà đầu tư trái phiếu để kiếm lợi nhuận: Khi các tổ chức này hạ xếp hạng tín nhiệm của một số công ty từ mức cao xuống dưới mức “junk”, nhiều nhà quản lý tài sản bị buộc phải bán vì họ có quy định không được sở hữu những trái phiếu "rác" này.

Những đợt bán này thường diễn ra nhanh chóng, đẩy giá trái phiếu xuống thấp hơn so với các trái phiếu có cùng mức xếp hạng khác - và những người không bị ràng buộc bởi quy định này lao vào mua, với hy vọng thu lợi khi giá trái phiếu quay trở lại mức cân bằng.

Chiến lược đầu tư này, được gọi là đầu tư vào “thiên thần sa ngã” (fallen angel), đã bị chậm lại do đại dịch Covid-19. Khi các công ty hồi phục sau cú sốc kinh tế từ việc phong tỏa toàn cầu, bảng cân đối kế toán của họ được cải thiện, dẫn đến việc được nâng hạng nhiều hơn là bị hạ. Quy mô đầu tư vào "thiên thần sa ngã" của Mỹ hiện chỉ bằng 1/4 so với năm 2020.

Hiện tại, với lãi suất cao đang ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán, những người yêu thích chiến lược đầu tư này dự đoán sẽ có nhiều cơ hội. Theo ước tính của Bloomberg Intelligence, giá trị trái phiếu của các công ty Mỹ có nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệm đã tăng lên 93 tỷ USD, từ mức 19 tỷ USD vào tháng 1. “Thiên thần sa ngã đang đến,” Manuel Hayes, một nhà quản lý danh mục đầu tư tại Insight Investment, người dự báo sẽ có khoảng 50 tỷ USD "thiên thần sa ngã" trong 12 tháng tới. “Chúng tôi không thể phấn khích hơn.”

Các công ty gần đây bị hạ bậc tín nhiệm thường có bảng cân đối kế toán mạnh hơn so với các công ty đã bị coi là “junk” từ trước, vì vậy ngoài tiềm năng tăng giá, các nhà quản lý tài sản còn có được khoản đầu tư chất lượng tốt hơn. Chiến lược này thường có xu hướng bùng nổ mạnh trong các giai đoạn suy thoái, khi nhiều công ty bị hạ bậc tín nhiệm cùng lúc. Mặc dù đợt bán tháo toàn cầu vào đầu tháng 8, nhưng một kịch bản như vậy dường như không xảy ra lần này. Tuy nhiên, sau thời gian dài “ngủ đông” của "thiên thần sa ngã", nhà đầu tư đang háo hức chờ đợi bất kỳ dấu hiệu nào của sự hồi sinh, theo Ashton Parker, nhà điều hành quỹ "thiên thần sa ngã" tại Lombard Odier Investment Managers ở Thụy Sĩ. “Về cơ bản, đây là sự trở lại bình thường,” ông nói.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy lạm phát đang bắt đầu ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng, khiến nhiều “thiên thần” rơi xuống. Chuỗi cửa hàng dược phẩm Walgreens Boots Alliance đã trở thành thiên thần sa ngã vào tháng 7 sau khi S&P Global Ratings hạ xếp hạng của công ty này. Và Moody’s Ratings cho biết họ đang xem xét hạ xếp hạng của Paramount Global xuống mức “junk” sau khi hãng phim này đồng ý bán mình cho Skydance Media. “Khi nền kinh tế chậm lại, việc bị hạ bậc tín nhiệm là không thể tránh khỏi,” theo Althea Spinozzi, giám đốc chiến lược bộ phận trái phiếu tại Saxo Bank. “Chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến nhiều thiên thần sa ngã hơn.”

Việc hạ bậc tín nhiệm thường bao gồm nhiều công ty trong một lĩnh vực, điều này có thể khiến nhà đầu tư vào thiên thần sa ngã tập trung quá nhiều vào một phần của thị trường. Trong đại dịch, đó là ngành hàng không và khách sạn, và vào năm 2016, nhiều công ty năng lượng đã bị hạ bậc tín nhiệm sau khi giá dầu giảm. Lần này, nhiều thiên thần sa ngã sẽ đến từ các lĩnh vực viễn thông, truyền hình cáp và bất động sản, “những phân khúc đang gặp một số thách thức cơ bản,” theo Mike Scott, giám đốc mảng trái phiếu tại Man Group.

Một rủi ro khác đối với nhà đầu tư là những gì người trong ngành gọi là “dao rơi” (falling knives) - các công ty tiếp tục bị hạ xếp hạng tín nhiệm cho đến khi họ vỡ nợ, gây thiệt hại lớn cho các danh mục đầu tư khi họ rơi xuống đáy. Mặc dù điều này làm nổi bật rủi ro trong chiến lược này, nhưng những người ủng hộ cho rằng nó vẫn là một chiến lược hợp lý.

Các nhà nghiên cứu của Bank of America cho biết tỷ lệ trái phiếu có nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệm xuống “junk” trong năm nay đã vượt qua số lượng trái phiếu có khả năng được nâng hạng lần đầu tiên kể từ năm 2021. Hai trong số các công ty đó - Boeing và Charter Communications - sẽ nằm trong số những thiên thần sa ngã lớn nhất trong lịch sử, theo Yuri Seliger, chiến lược gia tín dụng của BofA. “Chúng ta vừa trải qua một giai đoạn rất ít công ty bị hạ xếp hạng tín nhiệm,” ông nói. “Nhưng có những dấu hiệu cho thấy nguy cơ bị hạ hạng có thể đang gia tăng.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba đã thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện chấp thuận một dự luật ngân sách không chỉ làm tăng thêm nợ nần và thâm hụt vốn đã được coi là không bền vững mà còn trông đầy điềm gở đối với các thị trường tài chính vừa mới phục hồi sau vụ thuế quan “Ngày Giải phóng” đầy tai tiếng.
USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại

Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ