Tại sao cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu lại khiến cả thế giới lo sợ?

Tại sao cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu lại khiến cả thế giới lo sợ?

Anh Tùng, CFA

Anh Tùng, CFA

Senior Analyst

15:29 28/09/2021

Có một sự thiếu hụt đáng lo ngại về năng lượng từ châu Âu đến châu Á, gây ra bởi sự hạn chế nguồn cung từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, điều đó đã buộc các nhà máy phải đóng cửa và tăng giá điện.

Trong khi nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, các vấn đề kỹ thuật và thiếu đầu tư đều đang khiến nguồn cung bị thiếu hụt, cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe dọa lan rộng ra nhiều quốc gia hơn và ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Giá khí đốt tự nhiên và than đá, được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các nhà máy và sưởi ấm cho các ngôi nhà, đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm do sự phục hồi nhu cầu sau đại dịch vấp phải những hạn chế về nguồn cung khi mùa đông đổ bộ đến Bắc bán cầu.

Cuộc khủng hoảng đã buộc một số nhà sản xuất phân bón ở châu Âu phải giảm sản lượng, trong khi lưới điện Trung Quốc đang hạn chế nguồn cung cấp cho các nhà máy, điều này sẽ hạn chế sản lượng. Điều đáng lo ngại là thời tiết vẫn chưa lạnh. Tiêu thụ năng lượng thường đạt đỉnh điểm khi nhiệt độ lạnh giá thúc đẩy nhu cầu sưởi ấm.

Hiện tại, Trung Quốc đang tìm cách áp dụng các biện pháp để cố gắng hạ nhiệt giá than cao ngất ngưởng và giảm bớt tình trạng thiếu điện của chính nước này, trong khi các nhà cung cấp nhiên liệu trên khắp thế giới đang làm việc không biết mệt mỏi để cố gắng đảm bảo nguồn cung.

Những con số biết nói

  • Hợp đồng tương lai giá khí thiên nhiên tại châu Âu đã tăng 1,300% kể từ tháng 5/2020.
  • Lượng than tồn kho tại Trung Quốc đã ở mức thấp nhất kể từ năm 2017, theo Morgan Stanley.
  • Citigroup nhận định, giá khí đốt tại châu Á và châu Âu hoàn toàn có thể đạt mức $100/1 triệu đơn vị nhiệt, tức là gấp 4 lần so với giá hiện tại.

Một mùa đông lạnh giá ở Bắc bán cầu được dự báo sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt và đẩy giá năng lượng trên toàn thế giới lên cao. Kể từ khi thế giới sử dụng năng lượng từ dầu và điện, cuộc khủng hoảng năng lượng đe dọa đến mọi ngõ ngách của nền kinh tế toàn cầu, bóp chết chuỗi cung ứng và thậm chí làm tăng giá lương thực, tất cả đều đồng nghĩa với việc lạm phát tăng vọt.

Trong trường hợp xấu nhất, châu Âu có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện và Trung Quốc có thể đóng cửa các nhà máy sản xuất chip và lò luyện nhôm, gây hậu quả nặng nề trên toàn cầu. 

Một cuộc khủng hoảng chủ yếu diễn ra trong các ngành công nghiệp có thể sớm lan sang lĩnh vực chính trị, vì giá hàng hóa và nhiên liệu cao có thể gây ra nhiều bất ổn. Chẳng hạn, sản lượng thủy điện thấp ở Brazil đã buộc quốc gia này phải gia tăng sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên đắt đỏ, làm tăng hóa đơn tiền điện cho các hộ gia đình, điều này có thể làm ảnh hưởng đến cơ hội của Tổng thống Jair Bolsonaro trong cuộc bầu cử vào năm tới.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ