Nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ đáng ngạc nhiên và các tín hiệu trái chiều từ Fed đã thúc đẩy một trong những giai đoạn biến động mạnh nhất trên thị trường trái phiếu chính phủ trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, lo ngại về địa chính trị và sự gia tăng cung nợ cũng góp phần thúc đẩy biến động lợi suất trong nhiều tháng tới.
Theo khảo sát mới nhất của Bloomberg, chính sách lãi suất âm của Nhật Bản sẽ kết thúc trong những tháng tới và điều này sẽ tác động rất lớn đến thị trường thế giới, trong đó trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Vào một ngày mà lợi suất 10 năm tiến sát 5%, đây là một thống kê đáng chú ý từ chiến lược gia Jim Reid của Deutsche Bank: sau đợt bán tháo trái phiếu mới nhất trong tuần này, hiện tại không có chứng khoán nợ nào tốt hơn tín phiếu chính phủ Mỹ trong số các tài sản chính mà Deutsche Bank sử dụng trong đánh giá hiệu suất tháng.
Theo Morgan Stanley Investment Management, nếu lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt 5% hoặc cao hơn, đó là cơ hội mua tốt cho các nhà đầu tư.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm ghi nhận mức cao mới trong nhiều năm vào ngày 18/10, khi các nhà đầu tư tiếp thu dữ liệu kinh tế mới nhất và xem xét triển vọng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã bán tháo trái phiếu và cổ phiếu Mỹ nhiều nhất trong 4 năm vào tháng 8, cho thấy Bắc Kinh bắt đầu can thiệp để bảo vệ đồng nhân dân tệ suy yếu.
Fed phải đối mặt với những thách thức về chính sách tiềm ẩn trong tương lai khi họ phải xử lý những lo ngại của nhà đầu tư về khoản nợ khổng lồ trị giá 33.5 nghìn tỷ USD của chính phủ.
Số liệu bán lẻ vượt kỳ vọng gần đây cùng cả báo cáo CPI và NFP đang khiến Charlie McElligott, giám đốc bộ phận chiến lược liên thị trường tại ngân hàng Nomura gọi đợt “bán tháo vì cay cú” của trái phiếu do thị trường chấp nhận quan điểm lãi suất sẽ cao hơn trong thời gian dài hơn.