Thị trường lao động Nhật Bản vẫn tương đối thắt chặt trong tháng 11, buộc các công ty phải tăng lương để lấp đầy vị trí khi cuộc đàm phán tiền lương hàng năm sắp diễn ra.
Thống đốc BoJ Kazuo Ueda đã nêu ra một số điểm tích cực của việc duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong điều kiện kinh tế bình thường, đồng thời cam kết tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm đảm bảo lạm phát ổn định.
Lạm phát của Nhật Bản có dấu hiệu hạ nhiệt rõ ràng hơn trong tháng 11, củng cố quan điểm của BoJ rằng đà tăng của giá cả sẽ yếu đi ở thời điểm hiện tại.
Theo báo cáo của văn phòng Nội các, bắt đầu từ tháng 4 năm sau, chính phủ Nhật Bản dự báo tăng giá một số loại mặt hàng bao gồm thực phẩm tươi sống lên 2.5% so với ước tính ban đầu là 1.9%. Chính phủ cũng nâng ước tính mức giá chung tăng lên 3%.
Chủ tịch Keidanren Masakazu Tokura cho biết hôm thứ Hai rằng BOJ phải bình thường hóa chính sách tiền tệ càng sớm càng tốt, khi có nhiều nghi ngờ về việc chính sách sẽ được điều chỉnh dài hơn một thập kỷ trong những tháng tới.
Lạm phát ở Tokyo giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, một diễn biến ủng hộ quan điểm của BoJ rằng áp lực giá cả đang suy yếu và ngân hàng cần tiếp tục thận trọng trước việc thắt chặt chính sách.
Lạm phát ở Nhật Bản đã tăng lần đầu tiên sau 4 tháng, đúng với kỳ vọng của thị trường. Điều này sẽ khiến BoJ phải phụ thuộc vào dữ liệu hơn trước cuộc họp chính sách tháng 12.
Số lượng công ty Nhật Bản có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, do căng thẳng địa chính trị và sự phục hồi kinh tế chậm chạp tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản đảo chiều sau khi phá vỡ mức đỉnh trong 33 năm. Các nhà sản xuất ô tô bao gồm Mazda dẫn đầu đà giảm do đồng Yên mạnh hơn.
Theo Emmanuel Sharef - nhà quản lý quỹ tại Pimco, vài tháng trước, gã khổng lồ trái phiếu đã bắt đầu xây dựng vị thế mua JPY sau khi đồng tiền suy yếu xuống dưới 140.