BoJ đang thảo luận về cơ hội tăng lãi suất trong thời gian tới, một nhà hoạch định chính sách cho rằng BoJ cần tăng lãi suất kịp thời để giải quyết rủi ro lạm phát vượt quá kỳ vọng.
Sáng nay ngày 24/06, chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ can thiệp bất cứ lúc nào nếu cần thiết nhưng tác động đến USD/JPY là không đáng kể. Cặp tiền này vẫn đang dao động gần mốc 160.00 tại thời điểm viết bài.
Một số nhà đầu tư đang đặt cược vào sự phục hồi của đồng yên khi đà trượt giá của đồng tiền này làm tăng khả năng Nhật Bản can thiệp vào thị trường một lần nữa.
Phó Thống đốc BoJ Shinichi Uchida cho biết hôm thứ Sáu: “BoJ sẽ điều chỉnh mức độ hỗ trợ tiền tệ nếu nền kinh tế và lạm phát diễn biến phù hợp với dự báo”. Điều này báo hiệu BoJ có vẻ đã sẵn sàng cho việc tăng lãi suất.
Các thước đo chính về hoạt động sản xuất và dịch vụ của Nhật Bản đã suy yếu trong tháng 6, với dữ liệu về hoạt động dịch vụ ghi nhận đà giảm lần đầu tiên sau gần hai năm do các công ty phải đối mặt với áp lực do chi phí đầu vào tăng cao.
Hôm nay, ngày 21 tháng 6, các chỉ số PMI khu vực tư nhân và số liệu lạm phát từ Nhật Bản sẽ đưa Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) thành tâm điểm chú ý. Sự gia tăng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và tỷ lệ lạm phát cao hơn đã thúc đẩy kỳ vọng của nhà đầu tư về việc BoJ sẽ tăng lãi suất vào tháng 7.
Bộ Tài chính Mỹ vừa đưa Nhật Bản vào danh sách theo dõi các hoạt động ngoại hối, nhưng không chính thức cáo buộc Nhật Bản hay bất kỳ đối tác thương mại nào là thao túng tiền tệ.
USD/JPY dao động quanh mức 158.00, BoJ và chính phủ Nhật Bản lo ngại hơn về tác động của đồng Yên yếu đối với nền kinh tế có thể gia tăng. Tối nay (theo giờ Việt Nam), dữ liệu về thị trường lao động và lĩnh vực sản xuất của Mỹ sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Bộ Tài chính Nhật Bản đang cân nhắc kế hoạch về các đợt phát hành TPCP với kỳ hạn ngắn hơn. Đây là một thay đổi lớn trước động thái cắt giảm mua TPCP của BoJ.
Theo biên bản cuộc họp chính sách tháng 4, các thành viên hội đồng quản trị của BoJ đã thảo luận về khả năng đẩy nhanh tốc độ bình thường hóa chính sách trong bối cảnh đồng yên yếu tiềm ẩn rủi ro đẩy lạm phát lên cao và có thể buộc ngân hàng phải can thiệp.
Xuất khẩu của Nhật Bản tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ cuối năm 2022 do đồng yên yếu đã nâng giá trị của hàng xuất khẩu lên, một diễn biến tích cực cho lĩnh vực sản xuất của quốc gia.
Theo một cuộc thăm dò mới của Reuters, các nhà kinh tế vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm tăng lãi suất tiếp theo của BoJ, sau khi ngân hàng này quyết định công bố kế hoạch cắt giảm lượng TPCP nắm giữ vào tháng 7.
Hôm nay, đơn đặt hàng máy móc tháng 4 sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Ngoài ra sự chú ý còn đổ vào những bình luận của BoJ sau quyết định giữ nguyên lãi suất. Sau đó vào tối nay (theo giờ Việt Nam), dữ liệu sản xuất của Mỹ và bình luận của thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cũng là tâm điểm thị trường.
Dữ liệu từ Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố hôm thứ Hai cho thấy đơn đặt hàng máy móc lõi của nước này đã giảm lần đầu tiên trong 3 tháng, gây ra một số nghi ngờ về sức mạnh của chi tiêu vốn, yếu tố then chốt cho một sự phục hồi kinh tế bền vững.