USD/JPY trở lại mức 158.00 và thị trường luôn sẵn sàng "đồng hành" cùng BoJ trước nỗi lo đồng Yên yếu

USD/JPY trở lại mức 158.00 và thị trường luôn sẵn sàng "đồng hành" cùng BoJ trước nỗi lo đồng Yên yếu

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

09:30 20/06/2024

USD/JPY dao động quanh mức 158.00, BoJ và chính phủ Nhật Bản lo ngại hơn về tác động của đồng Yên yếu đối với nền kinh tế có thể gia tăng. Tối nay (theo giờ Việt Nam), dữ liệu về thị trường lao động và lĩnh vực sản xuất của Mỹ sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và đồng Yên Nhật

Những đồn đoán về việc BoJ tăng lãi suất vào tháng 7 có thể đẩy USD/JPY giảm xuống dưới mức 155.00. Các chỉ số kinh tế gần đây đã hỗ trợ quyết định giữ nguyên lãi suất của BoJ vào ngày 14 tháng 6. Tuy nhiên, việc thiếu cam kết về khả năng tăng lãi suất trong thời gian tới đã làm giảm nhu cầu mua đồng Yên Nhật.

Với USD/JPY dao động quanh mức 158.00, BoJ và chính phủ Nhật Bản lo ngại hơn về tác động của đồng Yên yếu đối với nền kinh tế có thể gia tăng. Đồng Yên yếu có thể làm tăng chi phí nhập khẩu, ảnh hưởng đến giá tiêu dùng, chi tiêu của hộ gia đình và nền kinh tế Nhật Bản. Tiêu dùng tư nhân chiếm hơn 50% nền kinh tế Nhật Bản.

Tuần trước, Thống đốc BoJ Ryozo Himino đã nhấn mạnh sự quan tâm của BoJ về việc đồng Yên yếu đối với nền kinh tế Nhật Bản, ông nói rằng: "Biến động tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế theo nhiều cách. Điều này cũng ảnh hưởng đến lạm phát theo cách rộng rãi và bền vững, ngoài tác động trực tiếp đến giá nhập khẩu."

BoJ có thể chờ đợi số liệu lạm phát và chỉ số PMI dịch vụ vào ngày thứ Sáu trước khi cân nhắc các bước tiếp theo. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên theo dõi bình luận của BoJ khi chưa có số liệu mới từ Nhật Bản.

Trong khi những bình luận của BoJ có thể ảnh hưởng đến nhu cầu USD/JPY, các chỉ số kinh tế của Mỹ có thể duy trì chênh lệch lãi suất nghiêng về đồng USD.

Lịch kinh tế Mỹ: Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và Chỉ số Sản xuất Philly Fed

Vào tối nay (theo giờ Việt Nam), thị trường lao động và lĩnh vực sản xuất của Mỹ sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.Các nhà kinh tế dự báo Chỉ số Sản xuất Philly Fed sẽ giữ nguyên ở mức 4.5. Sự sụt giảm bất ngờ trong chỉ số có thể gây lo ngại về tình trạng suy thoái mạnh của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, con số này không ảnh hưởng đáng kể đến lộ trình lãi suất của Fed. Lĩnh vực sản xuất đóng góp ít hơn 30% vào nền kinh tế Mỹ.

Mặt khác, số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà đầu tư về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Các nhà kinh tế dự báo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu sẽ giảm từ 242,000 xuống 235,000 trong tuần kết thúc ngày 15 tháng 6.

Con số thấp hơn dự kiến có thể giảm kỳ vọng của nhà đầu tư về việc Fed hạ lãi suất. Thị trường lao động thắt chặt hơn có thể hỗ trợ tăng trưởng tiền lương và tăng thu nhập khả dụng. Xu hướng tăng của thu nhập khả dụng có thể thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và lạm phát do cầu kéo. Lộ trình lãi suất Fed cao hơn và kéo dài hơn có thể làm giảm chi phí vay, giảm thu nhập khả dụng và hạn chế chi tiêu tiêu dùng.

Ngoài những số liệu thị trường lao động Mỹ, nhà đầu tư nên theo dõi các phát biểu của thành viên FOMC. Thành viên FOMC Thomas Barkin dự kiến sẽ có bài phát biểu. Quan điểm về lạm phát và thời điểm hạ lãi suất của Fed có thể ảnh hưởng đến nhu cầu mua đồng USD. Chủ tịch Fed Richmond đã phát biểu vào thứ Ba, cho biết sẽ cần thêm tiến triển về lạm phát để cắt giảm lãi suất.

Dự báo ngắn hạn

Xu hướng ngắn hạn của USD/JPY sẽ phụ thuộc vào bình luận của BoJ, số liệu lạm phát, cùng với chỉ số PMI dịch vụ từ Nhật Bản và Mỹ. Sự gia tăng hoạt động lĩnh vực dịch vụ tại Nhật Bản và số liệu lạm phát vượt kỳ vọng có thể thúc đẩy BoJ xem xét về việc tăng lãi suất.

Quan điểm thắt chặt hơn từ BoJ làm gia tăng sự chênh lệch lãi suất trong chính sách tiền tệ, điều này sẽ hỗ trợ cho đồng Yên, đặc biệt là khi Fed đang cân nhắc cắt giảm lãi suất.

Phân tích kỹ thuật

Biểu đồ USD/JPY khung thời gian ngày

USD/JPY đang giao dịch quanh 158.00 và nằm trên đường EMA 50 ngày và EMA 200 ngày, củng cố xu hướng tăng. Cặp tiền này đã quay lại vùng 158.00, phe mua có thể hướng tới mốc tiếp theo tại 160.00 và đỉnh của ngày 29 tháng 4 ở mức 160.20.

Ngược lại, nếu USD/JPY giảm xuống dưới vùng 157.50, điều này có thể báo hiệu một sự sụt giảm xuống đường EMA 50 ngày. Break-down EMA 50 ngày sẽ đẩy cặp tiền xuống mức hỗ trợ 151.68.

Chỉ báo RSI 14 ngày ở mức 60.43 cho thấy USD/JPY có thể quay trở lại đỉnh của ngày 29 tháng 4 là 160.20 trước khi bước vào vùng quá mua.

FX Empire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi

Giá vàng lấy lại đà tăng tích cực khi sự bất ổn về thuế quan của Mỹ tiếp tục hỗ trợ các tài sản trú ẩn an toàn. Đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào năm 2025 tiếp tục khiến USD giảm giá và cũng có lợi cho cặp XAU/USD. Việc tạm hoãn thuế quan của Trump cải thiện tâm lý rủi ro toàn cầu.
Phân tích kỹ thuật AUD/JPY: Đà phục hồi bị chặn gần ngưỡng kháng cự quan trọng trong khi xu hướng giảm vẫn tiếp diễn

Phân tích kỹ thuật AUD/JPY: Đà phục hồi bị chặn gần ngưỡng kháng cự quan trọng trong khi xu hướng giảm vẫn tiếp diễn

Cặp AUD/JPY đã tăng nhẹ trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu, hướng tới vùng 90.30. Bất chấp đà tăng giá trong ngày, bức tranh kỹ thuật về tổng thể vẫn tiêu cực, khi cặp tiền vẫn đang gặp khó khăn bên dưới một số mức kháng cự quan trọng và các đường trung bình động dài hạn.
Vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục khi chiến tranh thương mại bùng nổ, USD giảm xuống mức thấp nhất trong 35 tháng

Vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục khi chiến tranh thương mại bùng nổ, USD giảm xuống mức thấp nhất trong 35 tháng

Giá vàng tiếp tục tăng trong ngày thứ ba liên tiếp vào thứ Sáu, đạt mức cao kỷ lục mới tại 3.245 USD/oz. Mức tăng hơn 2% được ghi nhận trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.
AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng

AUD/USD đang đứng trước triển vọng suy yếu giữa làn sóng lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế toàn cầu. AUD chịu sức ép đáng kể sau quyết định của Tổng thống Trump về việc duy trì mức thuế suất 25% đối với xuất khẩu nhôm và thép của Úc. USD tăng giá khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu Chỉ số PPI thấp hơn dự báo được công bố vào thứ Năm.
NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700

NZD/USD có khả năng kiểm tra đường biên trên của kênh giá hình chữ nhật tại 0.5780, sau đó có thể tiếp cận đỉnh trong ba tháng qua tại 0.5794. Mô hình hình chữ nhật này đang cho tín hiệu giảm, gợi ý rằng sau giai đoạn đi ngang tích lũy, tỷ giá có thể sẽ sụt giảm sâu hơn. Cặp tiền này đang được hỗ trợ bởi đường EMA 9 ngày ở mức 0.5705, gần với EMA 50 ngày quanh 0.5699.
GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng

GBP/USD đi ngang quanh mức 1.2950 trong bối cảnh nhà đầu tư đang cân nhắc tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump. Trong khi đó, báo cáo cho CPI tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 2, và thị trường đang chờ đợi số liệu PPI sắp công bố. Ngân hàng Trung ương Anh nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất hiện tại trong cuộc họp tuần sau.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ