Tỷ giá EUR/USD đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 2 do các số liệu thị trường lao động yếu kém của Mỹ. Tuy nhiên, tín hiệu quá mua cùng sự không chắc chắn từ ECB có thể gây ra các nhịp giảm trong thời gian tới.
Ngân hàng Trung ương Anh đã nâng cấp dự báo vào ngày hôm qua, cũng như việc mua trái phiếu chậm lại và một cuộc bỏ phiếu bất đồng từ chuyên gia kinh tế trưởng sắp mãn nhiệm. Tất cả những điều đó cho thấy niềm tin ngày càng tăng về triển vọng kinh tế. Việc thắt chặt chính sách vẫn còn một chặng đường dài, nhưng có rủi ro lần tăng lãi suất đầu tiên sẽ xảy ra sớm hơn so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 6 tháng cuối năm 2023.
Điều đáng nói một lần thì cũng đáng nhắc lại nhiều lần. Chủ tịch Fed Powell đã nhấn mạnh điều đó, và giờ đây, một vài đồng nghiệp của ông cũng đều đặn nhắc lại thông điệp rằng bất kể thị trường có sôi động như thế nào, vẫn còn quá sớm để nói về thắt chặt chính sách.
Ngân hàng Dự trữ Australia tỏ ra lạc quan hơn về nền kinh tế nhưng vẫn cam kết duy trì hỗ trợ cho đến khi thị trường lao động phục hồi đủ mạnh để tạo ra lạm phát. Ngân hàng trung ương đã ra tín hiệu rằng hội đồng thống đốc sẽ xem xét việc thay đổi mục tiêu lợi suất 3 năm sang trái phiếu đáo hạn vào tháng 11 năm 2024 cũng như tương lai của chương trình mua trái phiếu vào cuộc họp tháng 7.
Các thị trường đang vật lộn để tìm kiếm hướng đi đã được thúc đẩy bởi những lời xoa dịu của Fed. Đồng USD giảm, vàng đảo chiều bật tăng và các đường cong lợi suất dốc lên. Rõ ràng, Fed đã thể hiện sự chấp thuận cho đà tăng với một thị trường cổ phiếu rất dễ bị tổn thương, nhưng Powell cũng đã thể hiện thông điệp rất cứng rắn - đừng có dại chống lại Fed.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã giúp đưa lợi suất trái phiếu kho bạc xuống thấp hơn vào thứ Tư bằng cách nói rõ rằng ngân hàng trung ương không thấy cần sớm loại bỏ chính sách hỗ trợ tiền tệ.
Sự thất vọng giảm xuống có thể dẫn dắt giọng điệu của các quan chức Fed trong cuộc họp FOMC sắp tới. Báo cáo lạm phát quý 1 suy yếu tại Úc đã đẩy AUD xuống gần cuối bảng xếp hạng trên thị trường FX - một lời nhắc nhở về nguy cơ kỳ vọng bị thổi phồng.
Cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này có thể là cuộc họp cuối cùng trước khi ngân hàng trung ương đặt tiền đề cho việc làm thế nào và khi nào ngân hàng sẽ bắt đầu rút lại các chính sách nới lỏng bất thường mà ngân hàng này đã áp dụng để chống lại đại dịch.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ vào ngày mai với các dự báo kinh tế của họ có thể sẽ là tâm điểm chú ý sau khi nước này ban bố tình trạng khẩn cấp mới.
Ngân hàng Trung ương châu Âu không thay đổi các công cụ mà họ đã áp dụng để chống lại cuộc khủng hoảng, khẳng định rằng các chính sách kích thích hiện tại của họ đủ mạnh để đưa nền kinh tế đi đúng hướng và phục hồi vào cuối năm nay.
Ngân hàng Trung ương Canada đã trở thành người tiên phong trong số những nền kinh tế lớn về việc cắt giảm mức độ kích thích tiền tệ khẩn cấp khi ngân hàng này ca ngợi sự phục hồi mạnh mẽ hơn mong đợi từ đại dịch.
Ngân hàng Dự trữ Úc cho biết các chính sách của họ đang giúp kìm hãm đồng nội tệ, trong khi giá bất động sản tăng cao sẽ khiến họ cần điều tiết xu hướng vay mua nhà, theo biên bản cuộc họp tháng 4.
Tất cả các đồng tiền chính đều tăng cao vào thứ Hai khi các nhà đầu tư tiếp tục đẩy đồng đô la Mỹ xuống thấp hơn. Khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng, chứng khoán Mỹ bị bán tháo, bảng lương và doanh số bán lẻ tích cực không thể nâng đồng đô la lên, một số người tự hỏi liệu đã đến lúc phải lo lắng hay chưa. Trong vài tháng qua, các nhà đầu tư đã đánh giá về sự phục hồi của Hoa Kỳ và với hơn một nửa dân số trưởng thành Hoa Kỳ được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin COVID-19, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý hai là điều gần như chắc chắn.