Quan điểm giao dịch tuần 20-24/7: Viễn cảnh khả thi cho một nhịp điều chỉnh?

Quan điểm giao dịch tuần 20-24/7: Viễn cảnh khả thi cho một nhịp điều chỉnh?

09:57 20/07/2020

các yếu tố cơ bản và kỹ thuật của thị trường trong tuần tới đều đang rất nhạy cảm!

Trong tuần giao dịch trước, cả thị trường bàn tán và xôn xao về mùa báo cáo thu nhập của các công ty tại Mỹ, điều mà có khả năng sẽ làm cho đà tăng của thị trường phải chùn bước. Trong mùa hoạt động quý 2, ảnh hưởng từ dịch bệnh đã khiến cho tình hình chung của thế giới xấu đi và các con số về thu nhập của các công ty khó thể nào mà tốt được, nhưng có vẻ như thị trường đã hoàn toàn định giá xong việc nền kinh tế sẽ có không chỉ một mà nhiều quý tồi tệ hơn nữa trước mắt. Mặc dù cho không có quá nhiều tín hiệu tích cực, thậm chí là căng thẳng thương mại và tình hình làn sóng dịch bệnh thứ 2 vẫn đang diễn biến rất tồi tệ nhưng, toàn thị trường tuần vừa rồi đã cho thấy một tín hiệu tích cực và đang bỏ ngoài tai các tin tức xấu. Có thể nói rằng, hiện giờ các con số dữ liệu kinh tế cho thấy đà phục hồi, tiến triển của vaccine Covid-19 và hứa hẹn về các biện pháp hỗ trợ mới của chính phủ các nước đang là những yếu tố chính mà thị trường quan tâm và giúp cho đà tăng tiếp tục được giữ vững. Thế nhưng, các yếu tố cơ bản và kỹ thuật của thị trường trong tuần tới đều đang rất nhạy cảm.

Điểm lại tin tức đáng chú ý:

Tin tiêu cực:

  • Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Tổng thống Donald Trump bác bỏ triển vọng về một thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc (13/7). Trung Quốc tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt đối với công ty Lockheed Martin tại hoa kỳ (14/7).
  • Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại vẫn chưa cải thiện khi số ca nhiễm mới trong một ngày tại Mỹ đạt kỷ lục 74,987 và đạt 249,666 ca một ngày trên toàn thế giới, đưa tổng số người nhiễm Covid-19 lên tới 14,468,218 người.
  • Các nhà lãnh đạo EU đã không đạt được thỏa thuận chung về gói kích thích trị giá 750 tỷ EUR sau cuộc họp 2 ngày ở Brussels (19/7).

Tin tích cực:

  • Thuốc đặc trị Covid-19 của Gilead Science Inc cho kết quả khả quan trên bệnh nhân Hàn Quốc.
  • Hàng loạt dữ liệu kinh tế trên toàn cầu tốt hơn dự kiến

Các yếu tố dẫn dắt thị trường chính trong tuần tới:

  • Gói kích thích trị giá 750 tỷ euro của EU đã không đạt được đồng thuận và có thể sẽ khiến cho đà tăng của EUR hết động lực.
  • Gói cứu trợ Covid-19 của Mỹ sẽ rất quan trọng cho tâm lý thị trường nhưng hiện tại ông Trump vẫn đang xem xét rằng liệu có nên ký gói cứu trợ này mà không có việc cắt giảm thuế hay không.
  • Căng thẳng giữa Mỹ - Trung : Trong bối cảnh hiện tại, thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 của 2 bên vẫn đang tiến triển tốt, điều này đã trợ giúp cho tâm lý thị trường nhưng, vẫn cần phải đề phòng với những động thái mang tính cực đoan khó có thể xảy ra trong thời điểm các quốc gia đều mong muốn sự phục hồi vì điều này sẽ gây “trigger” rất mạnh tới thị trường.
  • Các dữ liệu PMI của các quốc gia sẽ đáng được chú ý. Có thể thấy, các dữ liệu kinh tế gần đây đều biến động rất mạnh so với mức trung bình của nó do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Sự phục hồi trở lại trên mốc 50 của các dữ liệu PMI là điều dễ hiểu nhưng liệu các con số có giống như những gì thị trường kỳ vọng hay không là điều đáng quan tâm hơn cả vì trong một bối cảnh thị trường dường như đang cần một nhịp điều chỉnh để có thể tiến xa hơn thì tâm lý thị trường rất dễ bị tác động.
  • Trong 2 phiên giao dịch cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ không thể bứt phá và được giao dịch trong một biên độ hẹp. Mặc dù có tăng nhẹ nhưng sự phân hóa khá rõ rệt của dòng tiền vào các ngành phòng thủ như y tế (XLV) và tiện ích cơ bản (XLU) đã tăng mạnh trong khi các ngành nhạy cảm như tài chính (XLF) và năng lượng (XLE) thì đang sụt giảm đi. Mỗi khi sự phân hóa này xảy ra, đây chưa bao giờ là một tín hiệu tốt cho thị trường và một đợt giảm điều chỉnh nhẹ trong xu hướng tăng là hoàn toàn có thể.

Góc nhìn kỹ thuật:

Vàng:

Trong tuần vừa rồi, vàng tích lũy trong biên độ khi đang treo lơ lửng trên đỉnh cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây và việc vàng bứt phá sẽ là kim chỉ nam cho thị trường trong tuần tới. Nếu vàng giảm xuyên qua vùng $1,791 thì đây có thể sẽ là tín hiệu cho một nhịp giảm điều chỉnh nhẹ của thị trường trước khi tìm thấy động lực để có thể tăng cao hơn nữa. Nếu vàng bứt phá khỏi vùng đỉnh $1,816 thì động lực tăng nhẹ từ tuần trước của thị trường sẽ tiếp diễn.

Biểu đồ vàng khung thời gian H4.

S&P500:

Chỉ số S&P500 từ đầu tuần đã biến động khá mạnh theo cả hai chiều nhưng trong hai phiên cuối của tuần là phiên giao dịch thứ Năm và thứ Sáu, chỉ số này đã được giao dịch trong một biên độ hẹp tại vùng đỉnh 3,230. Liệu S&P500 trong tuần tới có thể bứt phá trong một bối cảnh nhiều điều không chắc chắn như hiện tại? 

Biểu đồ chỉ số S&P500 khung thời gian Daily.

USD:

USD hiện tại đang đối mặt với một vùng hỗ trợ và theo quan điểm cá nhân của tôi thì xu hướng trong dài hạn của USD vẫn sẽ là giảm nhưng với bối cảnh hiện tại của thị trường thì kịch bản USD sẽ có một nhịp tăng điều chỉnh trở lại trong tuần tới trước khi quay trở lại với đà giảm chính là điều dễ xảy ra hơn. Trong trường hợp tin tức về dịch bệnh, vaccine và các gói cứu trợ của các chính phủ trở nên tích cực thì việc tiếp tục bán USD vẫn sẽ được ưu tiên hàng đầu.

Biểu đồ DXY (chỉ số đo lường sức mạnh của USD) khung thời gian H4.

Nếu kịch bản điều chỉnh của thị trường xảy ra, chúng ta sẽ thấy các đồng tiền như AUD, NZD, CAD cùng có một nhịp hồi trở lại sau một tuần tăng yếu ớt so với USD.

Biểu đồ NZD/USD khung thời gian Daily.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall tăng nhẹ trước tuần dữ liệu kinh tế dày đặc và căng thẳng thuế quan leo thang

Phố Wall tăng nhẹ trước tuần dữ liệu kinh tế dày đặc và căng thẳng thuế quan leo thang

Chứng khoán Mỹ khép phiên đầu tuần với mức tăng nhẹ khi nhà đầu tư giữ tâm lý chờ đợi trước loạt dữ liệu kinh tế và mùa báo cáo lợi nhuận quý II. Bất chấp tuyên bố áp thuế 30% từ Tổng thống Trump với EU và Mexico, phản ứng thị trường khá dè dặt do nhà đầu tư đã quen với các động thái tương tự. Nasdaq tiếp tục lập đỉnh mới, trong khi giá dầu tăng do lo ngại nguồn cung, nhưng cổ phiếu năng lượng lại giảm mạnh. Sắp tới, các báo cáo về lạm phát, chi phí sản xuất và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ là tâm điểm theo dõi.
Nhật Bản: Thị trường trái phiếu chịu áp lực trước bầu cử Thượng viện, lợi suất tăng vọt giữa lo ngại tài khóa

Nhật Bản: Thị trường trái phiếu chịu áp lực trước bầu cử Thượng viện, lợi suất tăng vọt giữa lo ngại tài khóa

Thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản đang biến động mạnh trước cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới, với lợi suất dài hạn tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Nhà đầu tư lo ngại về khả năng thay đổi chính trị và các cam kết chi tiêu tài khóa mới nếu đảng đối lập giành thêm ảnh hưởng. Trong khi đó, Thủ tướng Ishiba đối mặt với mức tín nhiệm suy giảm, khiến mục tiêu duy trì đa số trở nên khó khăn. Diễn biến lãi suất phản ánh lo ngại về kỷ luật ngân sách trong bối cảnh nợ công Nhật Bản đang ở mức cao nhất thế giới.
Giảm phát kỹ thuật số phủ nhận các lý thuyết về cú sốc thuế quan

Giảm phát kỹ thuật số phủ nhận các lý thuyết về cú sốc thuế quan

Ngay trước thềm công bố chỉ số CPI vào thứ Ba, một mốc xoay tiềm năng đối với kỳ vọng lãi suất của Fed, một trong những thước đo lạm phát thời gian thực toàn diện nhất đã làm gián đoạn câu chuyện về làn sóng tăng giá do thuế quan gây ra. Chỉ số Giá Kỹ thuật số của Adobe, theo dõi hơn 100 triệu mã sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử, ghi nhận mức giảm -2.09% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Sáu. Điều này củng cố quan điểm rằng áp lực lạm phát, ít nhất trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, vẫn được kiểm soát tốt, thậm chí đang có dấu hiệu giảm phát.
Thuế quan, công nghệ bứt phá và thị trường đặt cược vào sự rút lui, không phải sụp đổ

Thuế quan, công nghệ bứt phá và thị trường đặt cược vào sự rút lui, không phải sụp đổ

Thị trường tài chính tiếp tục bứt phá, bất chấp những cơn gió ngược từ chính trị, với động lực chính đến từ nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu. Nvidia là “viên ngọc sáng” trong làn sóng AI, vừa vượt mốc vốn hóa 4 nghìn tỷ USD, đẩy giá cổ phiếu bay cao, vượt lên trên những mối lo về căng thẳng thương mại và các phát biểu cứng rắn từ Tổng thống Mỹ. Trong khi đó, các biện pháp thuế quan mới từ Trump, từ đồng đến dược phẩm, thậm chí cả Brazil, vẫn tiếp tục được triển khai, nhưng dường như không để lại tác động rõ ràng đến thị trường.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ