Phó chủ tịch Fed: Có thể năng lãi suất vào cuối năm 2022

Phó chủ tịch Fed: Có thể năng lãi suất vào cuối năm 2022

16:41 09/11/2021

Một yếu tố làm khó lập trường chính sách của Fed là các nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng cùng các tình trạng thiếu hụt, kết hợp với lực cầu tăng từ phía người tiêu dùng, đẩy lạm phát lên cao nhất nhiều thập kỷ.

Phó chủ tịch Fed Richard Clarida ngày 8/11 cho biết Fed “rõ ràng vẫn còn cách xa việc cân nhắc tăng lãi suất” nhưng “các điều kiện cần thiết” có thể được thỏa mãn vào cuối năm 2022 nếu nền kinh tế tiến triển như dự báo.

Fed tuần trước thông báo sẽ bắt đầu giảm quy mô mua tài sản hiện tại 120 tỷ USD/tháng trong tháng 11 do kinh tế Mỹ gần đây phục hồi tốt và áp lực lạm phát kéo dài. Tuy nhiên, các quan chức Fed cam kết chưa tăng lãi suất cho đến khi tối đa hóa việc làm và lạm phát vượt 2% vừa phải để lạm phát trung bình ở đúng mức này.

Clarida dự báo thị trường lao động phục hồi đủ để đảm bảo cho thắt chặt chính sách tiền tệ vào cuối năm sau, nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,6% hiện tại xuống 3,8% như dự báo. Con số này phù hợp với đánh giá của Clarida về tối đa hóa việc làm.

Một yếu tố làm khó lập trường chính sách của Fed là các nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng cùng các tình trạng thiếu hụt, kết hợp với lực cầu tăng từ phía người tiêu dùng, đẩy lạm phát lên cao nhất nhiều thập kỷ.

Chỉ số chi tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi – thước đo lạm phát ưa thích của Fed, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng – tăng 3,6% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái và trên đà kết thúc năm nay ở 3,7%, theo dự báo gần nhất từ Fed.

Clarida tái khẳng định quan điểm của Fed rằng các yếu tố khiến giá tăng vọt sẽ mờ nhạt dần theo thời gian, khi chênh lệch cung cầu được giải quyết. Lạm phát lõi dự báo giảm còn 2,3% trong năm 2022 và 2,2% trong năm kế tiếp.

Clarida và Philip Lane, kinh tế gia trưởng tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết họ đều đang theo dõi sát sao các dự báo lạm phát để kết luận chúng có vượt mục tiêu hay không. Phó chủ tịch Fed mô tả đây là “nhiệm vụ quan trọng” để xác định các ngân hàng trung ương cần làm gì.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Giá cổ phiếu Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong tuần này sau thông báo rằng Mỹ và Trung Quốc đa xích lại gần nhau hơn. Đà giảm của S&P 500 kể từ đầu năm đã bị xóa sạch. Điều đó diễn ra sau tin tức Mỹ cắt giảm thuế quan đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày, cùng với dữ liệu lạm phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tin tức này thay đổi rất ít. Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng việc đa dạng hóa danh mục khỏi đồng đô la Mỹ và cổ phiếu là hợp lý, đặc biệt khi USD chỉ phục hồi yếu ớt và lợi suất trái phiếu dài hạn ở Mỹ đang tăng lên.
Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ

Dữ liệu đầu quý hai cho thấy sản xuất khu vực đồng euro hồi phục nhẹ bất chấp bất ổn thương mại, nhưng ngành dịch vụ bắt đầu suy yếu. Lạm phát cơ bản tăng mạnh hơn dự kiến do giá dịch vụ cao, trong khi ECB duy trì lập trường dovish trước rủi ro từ chính sách thương mại Mỹ. Tăng trưởng quý đầu tiên khả quan, song triển vọng cả năm vẫn dưới tiềm năng do nhu cầu nước ngoài yếu.
Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát là một chủ đề được thảo luận đáng kể trên các phương tiện truyền thông chính thống trong vài năm qua. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi lạm phát tăng đột biến sau đại dịch năm 2020 do chi tiêu của người tiêu dùng (nhu cầu) tăng mạnh nhờ các khoản thanh toán kích thích và sản xuất (cung) bị đình trệ. Để hiểu tại sao điều đó xảy ra, chúng ta cần xem lại “Nguyên lý Kinh tế học cơ bản.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ