Nỗi lo của người Mỹ: Lạm phát tăng mạnh hơn tiền lương

Nỗi lo của người Mỹ: Lạm phát tăng mạnh hơn tiền lương

17:23 12/08/2021

Các công ty nhỏ và lớn đang nâng lương để thu hút người lao động, đồng thời níu giữ nhân viên khi nền kinh tế Mỹ hồi phục.

Tuy nhiên, tiền lương tăng thêm chưa thể bắt kịp với đà tăng của lạm phát. Trên thực tế, thu nhập của người dân Mỹ đang thấp hơn thời điểm tháng 12/2019 sau khi điều chỉnh lạm phát, theo phân tích của Jason Furman, Giảng viên Kinh tế tại Đại học Harvard.

Chỉ số chi phí lao động – vốn theo dõi tiền lương, cùng với các phúc lợi y tế, hưu trí và các lợi ích khác của người lao động – giảm trong quý gần nhất và thấp hơn 2% so với xu hướng trước dịch sau khi điều chỉnh lạm phát. Trong đó, tiền lương đang tăng nhanh hơn chi phí phúc lợi. “Nền kinh tế hồi phục mạnh đang thúc đẩy giá cả tăng nhanh hơn tiền lương”, ông Furman cho biết.

Chỉ số này không bị ảnh hưởng bởi sự bóp méo như các chỉ số khác như thu nhập trung bình mỗi giờ, vì giữ nguyên thành phần lực lượng lao động. Trong khi đó, thu nhập trung bình mỗi giờ lại biến động mạnh khi nhiều người lao động tiền lương thấp nghỉ việc giai đoạn đầu và hiện đã trở lại làm việc.

Nếu không tính đến lạm phát, tiền lương của người lao động tăng 2.8% trong khoảng tháng 3-6/2021, bất chấp tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao. Theo Cục thống kê Lao động Mỹ, số lượng vị trí tuyển dụng ở mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, giá cả cũng tăng vọt. Xăng tăng, thực phẩm đắt đỏ hơn, còn giá xe hơi thì ở mức kỷ lục.

Chỉ số CPI tăng 0.5% so với tháng 6 và tăng 5.4% so với 1 năm trước, theo dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ công bố trong ngày 11/08. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI lõi tăng 0.3% so với tháng trước và 4.3% so với tháng 7/2020.

Theo khảo sát người tiêu dùng của Đại học Michigan, ngày càng nhiều người Mỹ la ngại về việc giá nhà, xe và đồ gia dụng tăng cao. Một khảo sát của Fed khu vực New York công bố trong ngày 09/08 cho thấy kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng trong năm 2022 đang ở mức kỷ lục, trong khi kỳ vọng trong trung hạn tăng lên đỉnh 8 năm.

“Báo cáo CPI tháng 7 cho thấy các mặt hàng nhạy cảm với việc mở cửa kinh tế đang chững lại, ghi nhận mức đóng góp yếu nhất vào đà tăng CPI kể từ tháng 3/2021. Dịch vụ sẽ tăng giá mạnh hơn và theo chúng tôi, giá thuê nhà – chiếm 1/3 CPI – sẽ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm”, các chuyên gia kinh tế của Bloomberg cho hay.

Nhiều công ty đã tăng – hoặc có kế hoạch tăng – giá bán cho người tiêu dùng để bù đắp đà tăng về chi phí nguyên vật liệu và sản xuất, như Colgate-Palmolive Co., Procter & Gamble Co. và Kimberly-Clark Corp.

Người tiêu dùng Mỹ đang đối mặt với các mức giá cao hơn cho dịch vụ ăn ngoài, hàng bách hóa và đồ chăm sóc cá nhân, dữ liệu CPI cho thấy. Chi phí cho việc ăn ngoài tăng 0.8% trong tháng 7/2021, tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 1981.

Link gốc tại đây.

Vietstock tổng hợp theo CNN

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ