Nợ vay Trung Quốc của châu Phi tăng trở lại sau 7 năm

Nợ vay Trung Quốc của châu Phi tăng trở lại sau 7 năm

Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

08:43 29/08/2024

Theo một nghiên cứu độc lập công bố hôm thứ Năm, các ngân hàng Trung Quốc đã phê duyệt các khoản vay trị giá 4.61 tỷ USD cho châu Phi trong năm 2023, đánh dấu mức tăng đầu tiên kể từ năm 2016.

Trước đây, châu Phi từng vay hơn 10 tỷ USD mỗi năm từ Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2018, nhờ sáng kiến "Một vành đai, một con đường" (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, con số này đã sụt giảm mạnh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020.

Theo nhận định của trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu thuộc Đại học Boston, với mức tăng gấp ba lần so với năm 2022 của dữ liệu năm ngoái, Trung Quốc cho thấy sự tích cực nỗ lực kiểm soát rủi ro đối với các nền kinh tế mang nợ cao. "Bắc Kinh dường như đang tìm kiếm một mô hình cho vay bền vững hơn và thử nghiệm chiến lược mới," theo nhận định của Trung tâm, đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu khoản vay của Trung Quốc cho châu Phi.

Trong số các khoản vay lớn năm ngoái, đáng chú ý có khoản vay gần 1 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc dành cho Nigeria, phục vụ xây dựng tuyến đường sắt Kaduna-Kano. Ngoài ra, một khoản hỗ trợ thanh khoản tương tự cũng được ngân hàng này cấp cho NHTW Ai Cập.

Nợ vay Trung Quốc của châu Phi tăng trong 2023

Trung Quốc đã trở thành chủ nợ song phương hàng đầu của nhiều quốc gia châu Phi, như Ethiopia, trong những năm gần đây. Tổng giá trị các khoản vay Trung Quốc cung cấp cho lục địa này trong giai đoạn 2000-2023 lên tới 182.28 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực năng lượng, giao thông và công nghệ thông tin - truyền thông (ICT).

Châu Phi từng là trọng điểm trong giai đoạn đầu của Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" (BRI), trong chiến lược tái tạo Con đường Tơ lụa lịch sử và mở rộng ảnh hưởng địa chính trị - kinh tế của Trung Quốc thông qua việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu.

Tuy nhiên, kể từ năm 2019, Bắc Kinh bắt đầu thu hẹp nguồn tài chính cho châu Phi, một phần do tác động của đại dịch COVID-19. Điều này dẫn đến việc nhiều dự án trong khu vực bị đình trệ, trong đó có tuyến đường sắt hiện đại dự kiến kết nối Kenya với các nước láng giềng.

Sự sụt giảm các khoản vay này xuất phát từ áp lực nội tại của Trung Quốc cũng như gánh nặng nợ ngày càng tăng của các quốc châu Phi. Kể từ năm 2021, một số quốc gia như Zambia, Ghana và Ethiopia đã phải đối mặt với quá trình tái cơ cấu nợ kéo dài.

Đáng chú ý, hơn một nửa số tiền cam kết cho vay năm ngoái, cụ thể là 2.59 tỷ USD, được dành cho các tổ chức tài chính quốc gia và khu vực, phản ánh chiến lược mới của Trung Quốc. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, đây có thể là biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, tránh phải đối mặt trực tiếp với những thách thức về nợ của các quốc gia châu Phi.

Xu hướng chuyển dịch sang tài trợ cho năng lượng tái tạo cũng được ghi nhận khi gần 10% các khoản vay được thực hiện năm 2023 được dành cho ba dự án năng lượng mặt trời và thủy điện, thay vì các nhà máy điện than truyền thống.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn về hướng đi tài chính của Trung Quốc tại châu Phi trong tương lai. Điều này được minh chứng qua việc các tổ chức Trung Quốc vẫn cấp khoản vay cho những nền kinh tế đang gặp khó khăn như Nigeria và Angola.

"Cần thêm thời gian để đánh giá liệu các mối quan hệ đối tác của Trung Quốc tại châu Phi có duy trì được chất lượng hay không," Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu thuộc Đại học Boston nhận định.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mỹ yêu cầu chia tách sản phẩm công nghệ quảng cáo của Google sau khi thẩm phán phán quyết độc quyền bất hợp pháp
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Mỹ yêu cầu chia tách sản phẩm công nghệ quảng cáo của Google sau khi thẩm phán phán quyết độc quyền bất hợp pháp

Bộ Tư pháp Mỹ đã đề xuất Google bán thị trường quảng cáo kỹ thuật số AdX và nền tảng DFP để quản lý và phân phối quảng cáo trên các trang web, sau khi một thẩm phán liên bang phán quyết công ty đã độc quyền bất hợp pháp hai thị trường công nghệ quảng cáo trực tuyến.
EU để ngỏ các lựa chọn khi chuẩn bị phản ứng với việc mở rộng thuế quan của Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

EU để ngỏ các lựa chọn khi chuẩn bị phản ứng với việc mở rộng thuế quan của Mỹ

Liên minh Châu Âu sẽ chuẩn bị các biện pháp đối phó với vô số thuế quan mà Hoa Kỳ đã đánh lên hàng nhập khẩu từ EU trong giai đoạn tạm dừng 90 ngày của Tổng thống Donald Trump, với tất cả các lựa chọn đều được cân nhắc, Ủy viên Thương mại Châu Âu Maros Sefcovic cho biết hôm thứ Ba.
Đối mặt với thuế quan và sự bất ổn, các công ty Canada hướng ra ngoài thị trường Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đối mặt với thuế quan và sự bất ổn, các công ty Canada hướng ra ngoài thị trường Mỹ

Cuộc chiến thuế quan của Tổng thống - và những lời đe dọa sáp nhập Canada lặp đi lặp lại của ông - đang đảo lộn mối quan hệ thương mại thân thiết kéo dài hàng thập kỷ giữa hai quốc gia láng giềng Bắc Mỹ, và thúc đẩy nhiều công ty sản xuất quy mô nhỏ của Canada phải xem xét lại các chiến lược kinh doanh dài hạn của họ
Các công ty châu Âu và Anh "phơi bày" nỗi đau từ cuộc chiến thương mại của Donald Trump
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các công ty châu Âu và Anh "phơi bày" nỗi đau từ cuộc chiến thương mại của Donald Trump

Các công ty châu Âu và Anh đang “phơi bày” chi phí của cuộc chiến thương mại Mỹ, với việc các giám đốc điều hành phác thảo những tác động tiêu cực đến niềm tin người tiêu dùng, các mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng và tác động gây bất ổn của sự bất ổn kéo dài về mức thuế quan.
Đồng Yên Nhật đạt đỉnh khi rủi ro địa chính trị thúc đẩy tài sản trú ẩn an toàn
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng Yên Nhật đạt đỉnh khi rủi ro địa chính trị thúc đẩy tài sản trú ẩn an toàn

Đồng Yên Nhật đảo chiều sau đợt giảm giá trong ngày giữa nhu cầu bền vững đối với các tài sản trú ẩn an toàn truyền thống. Sự khác biệt trong kỳ vọng của BoJ và Fed trở thành một yếu tố khác hỗ trợ đồng JPY có lợi suất thấp hơn. Phe bán USD/JPY chờ đợi quyết định quan trọng của Fed vào thứ Tư trước khi đặt cược mới
Thủ tướng sắp nhậm chức Friedrich Merz thất bại bất ngờ trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên tại Quốc hội Đức
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thủ tướng sắp nhậm chức Friedrich Merz thất bại bất ngờ trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên tại Quốc hội Đức

Friedrich Merz, nhân vật được dự kiến sẽ trở thành Thủ tướng Đức, vừa trải qua một biến cố chính trị chưa từng có khi không giành được số phiếu cần thiết trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên tại Quốc hội Liên bang. Sự việc này dự báo có thể làm chậm lại lễ tuyên thệ nhậm chức của ông, vốn dự kiến diễn ra vào ngày thứ Ba.