Nhận định giá vàng: Phe bò chật vật dù rủi ro địa chính trị vẫn hiện hữu

Nhận định giá vàng: Phe bò chật vật dù rủi ro địa chính trị vẫn hiện hữu

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

15:16 28/05/2025

Giá vàng đang phục hồi trong khi thách thức mức $3,300 vào đầu phiên thứ Tư. USD phục hồi đà tăng cùng với lợi suất Kho bạc khi căng thẳng thị trường thương mại và trái phiếu giảm bớt.

Giá vàng chờ đợi Biên bản Fed, cập nhật thông tin địa chính trị

Giá vàng đang nỗ lực bảo vệ đường hỗ trợ quan trọng trên đồ thị ngày gần mức $3,295 vào đầu phiên thứ Tư, khi tâm điểm chú ý hiện chuyển sang Biên bản cuộc họp chính sách tháng 5 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Việc giảm bớt lo ngại về thị trường thương mại và trái phiếu đã mang lại sự nhẹ nhõm cần thiết cho USD, cho phép giá vàng điều chỉnh sâu hơn từ mức cao nhất trong hai tuần là $3,366 được thiết lập vào tuần trước.

Giá vàng đã nhanh chóng kiểm tra các mức dưới $3,300 nhờ khẩu vị rủi ro cải thiện, được thúc đẩy bởi việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lại mức thuế 50% được công bố vào thứ Sáu đối với hàng nhập khẩu từ Liên minh Châu Âu (EU) kể từ ngày 1 tháng 6, gia hạn thời hạn đến ngày 9 tháng 7.

Bên cạnh đó đó, các thị trường trái phiếu toàn cầu đã thở phào nhẹ nhõm trước các báo cáo cho rằng Nhật Bản đang xem xét cắt giảm việc phát hành trái phiếu siêu dài hạn trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 30 năm tăng vọt.

Điều này đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ giảm mạnh nhưng giá vàng đã không thể hưởng lợi do bình luận hawkish của Fed và dữ liệu Niềm tin Người tiêu dùng Mỹ khả quan.

The Conference Board cho biết vào thứ Ba rằng Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng của họ đã tăng lên 98.0 trong tháng này, nhờ thỏa thuận đình chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari cho biết vào thứ Ba rằng ông ủng hộ quan điểm duy trì lãi suất cho đến khi có thêm sự rõ ràng về tác động của thuế quan cao hơn đối với lạm phát.

Trước khi công bố Biên bản Fed, bên mua vàng đang chật vật vì USD phục hồi bền vững và lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ bật tăng trở lại.

Nhận định trước Biên bản Fed, TDS Securities lưu ý: “Chúng tôi kỳ vọng họ sẽ nhắc lại rằng sự bất ổn kinh tế vẫn là yếu tố then chốt đối với triển vọng của Mỹ, dẫn đến hướng dẫn chính sách vẫn thận trọng. Fed không vội thực hiện bất kỳ thay đổi chính sách nào, với quan điểm hiện tại được định vị tốt để phản ứng với bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong triển vọng.”

Bên mua không thể tìm thấy bất kỳ động lực nào từ căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraine leo thang.

Đầu tuần này, “Nga đã phóng kỷ lục 355 máy bay không người lái Shahed cũng như chín tên lửa hành trình nhắm vào các thành phố và cộng đồng của Ukraine,” The Guardian đưa tin, xác nhận đây là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất kể từ khi Moscow phát động cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.

Trump cảnh báo rằng Moscow có nguy cơ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới. “Điều Vladimir Putin không nhận ra là nếu không có tôi, rất nhiều điều tồi tệ đã xảy ra với Nga rồi, và ý tôi là RẤT TỆ,” Trump nói trên mạng xã hội Truth Social của mình vào thứ Ba. “Ông ta đang chơi với lửa!”

Phân tích kỹ thuật giá vàng: Đồ thị khung ngày

Triển vọng kỹ thuật ngắn hạn cho thấy đà tăng miễn là Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) 14 ngày tiếp tục giữ vững trên đường giữa.

Bên mua cũng cần bảo vệ vùng cầu mạnh gần $3,295, đây là hợp lưu của Đường Trung bình Động Đơn giản (SMA) 21 ngày và mức Fibo 38.2% của đợt tăng kỷ lục tháng 4, để giữ nguyên tiềm năng tăng nói trên.

Nếu bên bán thể hiện sức mạnh, việc kiểm tra mức hỗ trợ Fibo 50% tại $3,232 sẽ là điều không thể tránh khỏi, mức hỗ trợ tiếp theo sẽ là đường SMA 50 ngày tại $3,217.

Ngược lại, cần có một cú break-out dứt khoát trên mức tâm lý $3,350 để tiếp tục xu hướng tăng.

Xa hơn trên, vùng hợp lưu $3,365-$3,375 sẽ được kiểm tra. Vùng này là hợp lưu của đường xu hướng giảm và mức thoái lui Fibonacci (Fibo) 23.6% của đợt tăng kỷ lục tháng 4.

Các mục tiêu trên tiếp theo được thiết lập ở mức $3,400 (mức tròn) và $3,435 (kháng cự tĩnh).

fxstreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại và lạm phát Mỹ tác động mạnh mẽ lên thị trường

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Đàm phán thương mại và lạm phát Mỹ tác động mạnh mẽ lên thị trường

Cặp USD/JPY chịu ảnh hưởng từ chỉ số Reuters Tankan tăng mạnh, củng cố kỳ vọng về việc Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2025. Trong khi đó, triển vọng của AUD/USD phụ thuộc vào hoạt động xây dựng tại Úc và các chính sách kích thích kinh tế của Trung Quốc. Chỉ số Giá Sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến tăng 2.5% so với cùng kỳ, sẽ là yếu tố then chốt định hình kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), từ đó ảnh hưởng đến xu hướng của cả hai cặp tiền này.
Thủ tướng Úc cần giữ quan điểm trung lập trong chuyến thăm Trung Quốc

Thủ tướng Úc cần giữ quan điểm trung lập trong chuyến thăm Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Úc Anthony Albanese tìm cách thúc đẩy thương mại và du lịch, nhưng căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh — đặc biệt xoay quanh vấn đề Đài Loan — đang đặt Canberra vào thế khó. Úc không muốn hy sinh cơ hội kinh tế với Trung Quốc, cũng như không thể buông lơi mối quan hệ an ninh lâu đời với Mỹ. Trong bối cảnh đó, Albanese chọn cách giữ lập trường trung lập và tập trung vào lợi ích chung với cả hai bên.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Thuế quan, BoJ và dữ liệu kinh tế Trung Quốc là tâm điểm tuần này

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Thuế quan, BoJ và dữ liệu kinh tế Trung Quốc là tâm điểm tuần này

Thuế quan 25% của Trump sẽ khiến đàm phán thương mại Mỹ–Nhật thêm căng, làm giảm triển vọng nâng lãi suất của BoJ trong năm 2025. Dữ liệu thương mại mạnh từ Trung Quốc có thể thúc đẩy AUD/USD, ngược lại nếu yếu thì kích hoạt kỳ vọng RBA giảm lãi suất. Phát biểu của các quan chức Fed hôm nay có thể định hình kỳ vọng lãi suất, tác động tới xu hướng USD/JPY và AUD/USD.
Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed có thể giữ được tính độc lập dưới thời Trump không?

Trong bối cảnh Donald Trump nhiều khả năng tái đắc cử tổng thống Mỹ, câu hỏi về khả năng duy trì tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng trở nên cấp bách. Những chỉ trích gay gắt, các đòn tấn công cá nhân nhắm vào Chủ tịch Fed Jay Powell cùng với ý định thay thế ông bằng một “chủ tịch bóng” đang làm dấy lên lo ngại về việc chính sách tiền tệ có thể bị chính trị hóa. Trong khi Powell vẫn giữ vững lập trường và sự ủng hộ từ giới chuyên gia, áp lực từ Nhà Trắng và tâm lý bài giới tinh hoa đang đặt ra thách thức chưa từng có cho sự độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Fed và đàm phán thương mại là yếu tố quyết định

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Fed và đàm phán thương mại là yếu tố quyết định

USD/JPY tiến sát mốc 147 khi thuế quan gây áp lực lên kinh tế Nhật, tác động đến định hướng chính sách của BoJ và tâm lý thị trường. AUD/USD chạm 0,65941 USD sau khi RBA giữ nguyên lãi suất và đánh giá tác động hạn chế từ các biện pháp thuế của Mỹ. Các phát biểu từ Fed có thể làm thay đổi chênh lệch lãi suất; lập trường ôn hòa có thể hỗ trợ cả đồng Yên và đồng Úc.
Sáu tháng đầu nhiệm kỳ: Trump làm nước Mỹ yếu đi ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sáu tháng đầu nhiệm kỳ: Trump làm nước Mỹ yếu đi ra sao?

Chỉ trong chưa đầy sáu tháng đầu nhiệm kỳ, Donald Trump đã tiến hành một loạt thay đổi sâu rộng, làm lung lay nền tảng dân chủ, pháp quyền và vị thế quốc tế của nước Mỹ. Từ việc cai trị bằng sắc lệnh, bổ nhiệm người thân tín thiếu năng lực, tấn công vào khoa học, đến việc đẩy mạnh chủ nghĩa đơn phương và gây bất ổn toàn cầu, những gì Trump đang làm khiến nhiều người lo ngại rằng nước Mỹ đang rời xa chính những giá trị từng làm nên sức mạnh và sự vĩ đại của mình.
Bức tường thuế quan của Trump đang hình thành quanh các nhà máy Đông Nam Á
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bức tường thuế quan của Trump đang hình thành quanh các nhà máy Đông Nam Á

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy mạnh chiến lược thương mại cứng rắn bằng cách đe dọa áp thuế cao lên hàng hóa từ loạt quốc gia Đông Nam Á, tạo ra một “bức tường thuế quan” mới quanh các trung tâm sản xuất của khu vực. Mục tiêu là ngăn chặn tình trạng hàng Trung Quốc “chuyển hướng” qua các nước thứ ba để né thuế, nhưng động thái này có thể gây xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy giá hàng hóa lên cao và buộc người tiêu dùng Mỹ phải lựa chọn giữa chi tiêu nhiều hơn hoặc từ bỏ sản phẩm nhập khẩu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ