Nhận định EURUSD: Đà tăng khó duy trì?

Nhận định EURUSD: Đà tăng khó duy trì?

15:19 10/04/2023

EUR/USD tiếp tục đi ngang vào đầu phiên ngày thứ Hai sau khi chốt phiên giảm nhẹ vào thứ Sáu 7/4. Thanh khoản mỏng đầu tuần có thể khiến cặp tiền này khó xác định hướng đi.

Biên chế phi nông nghiệp Hoa Kỳ có thêm 236,000 việc làm mới trong tháng 3, chỉ thấp hơn một chút so với dự báo của thị trường là 239,000. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3.6% xuống 3.5%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng nhẹ từ 62.5% lên 62.6%. Thu nhập trung bình hàng giờ tăng 4.2% so với cùng kỳ, giảm so với mức 4.6% của tháng Hai.

Mặc dù báo cáo việc làm cho thấy thị trường lao động Mỹ có tín hiệu chậm lại, tăng trưởng biên chế vẫn tương đối tốt. Đổi lại, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn đã có sự phục hồi mạnh mẽ và tăng 3% trong phiên giao dịch rút ngắn vào thứ Sáu tuần trước (7/4), giúp USD giữ vững vị thế.

Đầu ngày thứ Hai, lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm khoảng 5 điểm cơ bản và nếu tiếp tục xu hướng giảm trong phiên Mỹ, EUR/USD có thể có lực hồi, và ngược lại, nếu trở lại xu hướng tăng, cặp tiền sẽ chịu áp lực.

Trong khi đó, các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ biến động trái chiều. Với việc thiếu đi dữ liệu kinh tế vĩ mô quan trọng, sự suy yếu của cổ phiếu có thể hỗ trợ USD và gây áp lực lên EUR/USD.

Tuy nhiên, trước khi dữ liệu lạm phát tháng 3 từ Hoa Kỳ công bố, các trader có thể sẽ không vào vị thế mạnh tay.

Phân tích Kỹ thuật EURUSD

EUR/USD giao dịch dưới ngưỡng 1.0920, vùng giao của cạnh dưới kênh hồi quy tăng và đường SMA 20 khung H4. Mặt khác, đường SMA 50 vẫn đang tạo hỗ trợ quanh 1.0900. Chỉ báo RSI dao động gần mức 50, phản ánh sự giằng co của thị trường.

Nếu đóng cửa khung H4 dưới mức 1.0900, xu hướng giảm có thể trở lại, với mục tiêu tiếp theo của phe bán là 1.0860 (mức thoái lui Fibonacci 23.6% của pha tăng mới nhất) và 1.0840 (SMA 100).

Trong trường hợp EUR/USD duy trì trên 1.0920, cặp tiền có thể tăng tới 1.0950 và 1.0975 (mức đỉnh ngày 4/4).

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Cuộc chiến thương mại của Trump lặp lại bài học lịch sử từ Brexit

Trong màn thể hiện lòng trung thành mới nhất với Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã mô tả những sự thay đổi đột ngột của tổng thống về thuế quan là một hành động có chủ đích nhằm tạo ra “sự bất ổn có chiến lược”. Theo Bessent, sự chắc chắn là thứ bị đánh giá quá cao và sự thất thường sẽ mang lại lợi thế đàm phán, tạo ra những thỏa thuận thương mại tốt nhất cho Mỹ.
Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI

Washington dường như quyết tâm giành thế thượng phong trong cuộc chạy đua vũ trang AI bằng bất cứ giá nào, kể cả là thiệt hại cho chính phe mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc không cố gắng giành chiến thắng?