Mỹ tuyên bố ‘tiến bộ đáng kể’ sau đàm phán thương mại với Trung Quốc

Mỹ tuyên bố ‘tiến bộ đáng kể’ sau đàm phán thương mại với Trung Quốc

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

09:47 12/05/2025

Sau hai ngày đàm phán tại Geneva, Mỹ và Trung Quốc cho biết đã đạt được tiến triển ban đầu và một số đồng thuận quan trọng. Dù chưa có thỏa thuận cụ thể, cả hai bên nhất trí tiếp tục đối thoại nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại. Thị trường tài chính phản ứng tích cực trước khả năng đối đầu kinh tế được xoa dịu.

Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết Mỹ đã đạt được “tiến bộ đáng kể” sau hai ngày đàm phán thương mại với các quan chức Trung Quốc tại Geneva, dấu hiệu đầu tiên cho thấy Washington và Bắc Kinh có thể bắt đầu hạ nhiệt căng thẳng kinh tế.

“Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết vào ngày mai, nhưng tôi có thể nói với các bạn rằng các cuộc đàm phán rất hiệu quả,” Bessent nói với các phóng viên vào Chủ nhật sau khi ông và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer kết thúc cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc He Lifeng.

Greer cho biết: “Điều quan trọng là chúng tôi đạt được thỏa thuận rất nhanh, cho thấy sự khác biệt giữa hai bên có lẽ không sâu sắc như nhiều người nghĩ.” Ông cũng khẳng định hai bên đã có “rất nhiều điểm chung”.

Những phát biểu đầy lạc quan từ phía Mỹ đánh dấu tín hiệu đầu tiên cho thấy hai nước có thể đang tìm cách giảm nhiệt căng thẳng thương mại – cuộc chiến đã khiến thị trường tài chính chao đảo và làm dấy lên lo ngại về sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thị trường phản ứng tích cực: hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 1.3% và 1.7%. Các tài sản trú ẩn an toàn bị bán tháo, khi vàng giảm 1.2% và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 0.03 điểm phần trăm lên 4.41% – lợi suất tăng đồng nghĩa với giá giảm.

Tại Nhật, thị trường vẫn khá trầm lắng: Chỉ số Topix tăng nhẹ 0.3%, đồng yên mất giá 0.4% xuống còn ¥145.94, trong khi USD tăng 0.2% so với rổ tiền tệ.

Hiện Mỹ đang áp thuế lên tới 145% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, còn Bắc Kinh đáp trả bằng mức thuế 125%.

Sau vòng đàm phán đầu tiên hôm thứ Bảy, Trump viết trên nền tảng Truth Social rằng hai nước đã đạt được “tiến bộ lớn”. Ông nhấn mạnh: “Một khởi đầu hoàn toàn mới được hình thành theo cách thân thiện nhưng cũng rất xây dựng.”

Phát biểu tại Geneva, Greer khẳng định thỏa thuận với Trung Quốc sẽ góp phần làm dịu căng thẳng: “Mỹ đang phải đối mặt với thâm hụt thương mại khổng lồ – 1.2 nghìn tỷ USD – và tổng thống đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để có cơ sở áp thuế. Chúng tôi tin rằng thỏa thuận đạt được với Trung Quốc sẽ là bước tiến giúp giải quyết tình trạng đó.”

He, Phó Thủ tướng Trung Quốc, cho biết đã có các cuộc đàm phán “thẳng thắn, sâu sắc và mang tính xây dựng” với phái đoàn Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai bên đã đạt được “một số đồng thuận quan trọng”, theo Tân Hoa Xã. Cũng theo hãng tin nhà nước này, hai nước đồng ý thiết lập cơ chế tổ chức các vòng đàm phán tiếp theo liên quan đến thương mại và kinh tế.

Cuộc gặp diễn ra tại dinh thự đại sứ Thụy Sĩ tại Liên Hợp Quốc ở Geneva – một bước ngoặt đáng chú ý, bởi trước đó gần như không có dấu hiệu cho thấy Mỹ hay Trung Quốc sẵn sàng trở lại bàn đàm phán. Trung Quốc từng cáo buộc các biện pháp thuế quan của Trump là hành vi “bắt nạt kinh tế” và tuyên bố sẽ không nhượng bộ như những nước khác đã nhanh chóng thương lượng với Washington.

Tuy nhiên, khi thị trường trái phiếu toàn cầu lao dốc và khối lượng thương mại với Trung Quốc sụt giảm mạnh, cố vấn kinh tế Bessent đã cảnh báo công khai rằng tình hình hiện tại là không thể kéo dài. Ông nhấn mạnh cả hai bên đều có lợi ích chung trong việc hạ nhiệt căng thẳng, bởi các mức thuế hiện tại “không bền vững”. Trước đó, ông từng gọi mức thuế cao mà Mỹ áp lên Trung Quốc chẳng khác nào một lệnh cấm vận.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục chỉ trích Mỹ vì sự “lật lọng” trong đàm phán, cho rằng Washington quá sốt sắng nối lại đối thoại. Một tài khoản mạng xã hội liên kết với đài truyền hình trung ương CCTV cho biết Mỹ đã “nhảy qua nhảy lại” và đang tìm cách tiếp cận Trung Quốc qua “nhiều kênh khác nhau”.

Kể từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra, cả hai phía đều cho rằng đối phương sẽ tổn thương nhiều hơn. Bessent lập luận rằng Trung Quốc đang gặp khó khăn kinh tế, do đó có nhiều lý do để quay lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, phía Mỹ cũng bắt đầu lo lắng sau những cảnh báo từ Phố Wall và sau khi các tập đoàn lớn như Walmart hay Target cảnh báo Trump rằng chuỗi cung ứng bị gián đoạn sẽ khiến kệ hàng trống trơn.

Theo bà Yang Panpan từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, vị thế của Mỹ trong các cuộc đàm phán lần này yếu hơn do đồng USD suy yếu và niềm tin của nhà đầu tư quốc tế vào Mỹ sụt giảm. Bà cho rằng: “Lạm phát là một thách thức lớn đối với Mỹ và bất ổn tài chính là một yếu tố khác. So với trước đây, những rủi ro này đang gia tăng rõ rệt.”

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Đô la Mỹ hưởng lợi từ quyết định của Tòa án về thuế quan, nhưng triển vọng vẫn còn u ám
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng Đô la Mỹ hưởng lợi từ quyết định của Tòa án về thuế quan, nhưng triển vọng vẫn còn u ám

Một tòa án liên bang Hoa Kỳ ngăn chặn các quyết định thuế quan của Trump. USD và chứng khoán Mỹ tăng vọt sau quyết định của tòa án, nhưng đà tăng đã yếu dần. Nguy cơ Trump từ bỏ lập trường hòa nhã gần đây. Vàng nỗ lực leo cao hơn; dầu giao dịch trên 63 USD một lần nữa
USD hưởng lợi từ quyết định của Tòa án về thuế quan, nhưng triển vọng vẫn còn u ám
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

USD hưởng lợi từ quyết định của Tòa án về thuế quan, nhưng triển vọng vẫn còn u ám

Một tòa án liên bang Hoa Kỳ ngăn chặn các quyết định thuế quan của Trump. USD và chứng khoán Mỹ tăng vọt sau quyết định của tòa án, nhưng đà tăng đã yếu dần. Nguy cơ Trump từ bỏ lập trường hòa nhã gần đây. Vàng nỗ lực leo cao hơn; dầu giao dịch trên 63 USD một lần nữa
Nợ công tăng cao, nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu bắt đầu rút lui
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nợ công tăng cao, nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu bắt đầu rút lui

Thị trường trái phiếu toàn cầu đang rơi vào trạng thái căng thẳng khi các nhà đầu tư không còn kiên nhẫn với việc chính phủ các nước liên tục vay nợ. Lợi suất trái phiếu tăng mạnh, đánh dấu sự thay đổi lớn trong cách các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và đòi hỏi mức lợi nhuận cao hơn. Trong bối cảnh này, các chính phủ từ Mỹ, Anh đến Nhật Bản đều đang phải điều chỉnh chiến lược để tránh những biến động ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường tài chính.
Sự gia tăng lợi suất trái phiếu dài hạn của Nhật Bản đang lan tỏa khắp toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sự gia tăng lợi suất trái phiếu dài hạn của Nhật Bản đang lan tỏa khắp toàn cầu

Sự tăng mạnh lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn tại Nhật Bản đang tạo ra những tác động lan tỏa không chỉ trong nước mà còn ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu. Là nền kinh tế lớn với thị trường trái phiếu khổng lồ và nợ công cao nhất thế giới, biến động ở Nhật không chỉ đơn thuần là câu chuyện nội bộ mà còn có thể khiến chi phí vay mượn của nhiều quốc gia khác tăng theo, đặt ra những thách thức lớn cho các nhà đầu tư và chính phủ toàn cầu.