Mua vàng chính là "khoản bảo hiểm" tốt nhất cho tương lai!

Mua vàng chính là "khoản bảo hiểm" tốt nhất cho tương lai!

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

16:55 04/10/2020

Trong khi đồng đô-la ngày càng mất giá, vàng chính là tài sản đáng được tích trữ nhất trước một tương lai đầy bất định phía trước

Giá vàng thế giới đã chứng kiến sự điều chỉnh mạnh mẽ trong tháng 3 năm nay từ 1,704 xuống mức 1,450 chỉ trong vài ngày. Dù vậy, giá đã tăng mạnh trở lại khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng ra toàn cầu. Gói cứu trợ khổng lồ từ NHTW Mỹ trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 10% GDP, nhằm hỗ trợ cho thị trường đủ cho thấy lo ngại của các quan chức Fed về thiệt hại của cuộc khủng hoảng lần này.

Hiện tại, chi tiêu người tiêu dùng đã suy giảm và Fed mới chỉ sử dụng khoảng 3 nghìn tỷ USD. Chúng tôi tin rằng nền kinh tế sẽ cần nhiều sự kích thích hơn trong tương lai để bù đắp lại những thiệt hại của dịch bệnh tại Mỹ cũng như trên toàn cầu.

Tất cả những biện pháp kích thích đó có thể sẽ thổi bùng nỗi lo về lạm phát trong thời gian tới khi Fed ngày càng in thêm nhiều tiền hơn. Giá của các tài sản định giá bằng đồng đô-la sẽ bị thổi phồng, nhưng giá trị thực lại suy giảm. Vàng giờ đây trở thành một đơn vị tiền tệ thay thế cho tiền giấy khi sở hữu giá trị thực. Chính dòng tiền khổng lồ đổ vào vàng đã thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng của giá tài sản sản này vào tháng 3.

Một trong những sai lầm lớn nhất của nước Mỹ đó là khi Nixon chấm dứt chế độ bản vị vàng. Đồng đô-la sau đó đã trở thành một đồng tiền pháp định giống như tất cả các đồng tiền khác khi chính phủ có thể in thêm tiền một cách tùy ý. Điều này đồng nghĩa rằng đồng đô-la ngày càng mất giá theo thời gian. Sức mua của một đô-la hiện tại chỉ còn tương đương với 1-2 cent vào năm 1971. Việc tách rời đồng USD khỏi chế độ bản vị vàng chính là khởi đầu cho sự lụi tàn của đế chế Mỹ. Kể từ năm 1971, đồng đô-la đã giảm tới 98% so với vàng. Sự sụp đổ trên là bởi quy mô nợ khổng lồ đã tích tụ khi quá nhiều tiền đã được in ra để trang trải cho cuộc chiến tại Việt Nam. Quy mô nợ hiện tại của Mỹ đã tương đương khoảng 130% GDP. Và chúng ta sẽ còn chứng kiến thêm nhiều sự kích thích kinh tế trong tương lai, đồng nghĩa với ngày càng nhiều tiền được in ra và phá giá đồng USD. 

Cuộc sống của chúng ta đang đứng trước những ngã rẽ chưa từng có. Thế giới đối mặt với đại dịch tồi tệ nhất. Nền kinh tế sụt giảm nghiêm trọng nhất trong vòng gần 1 thế kỷ. Mức nợ toàn cầu tăng lên mức chưa từng có và nhiều triệu người thất nghiệp. Do đó, chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai chính là điều bạn cần làm. Vàng chính là tài sản thay thế xuất sắc cho đồng USD. Tích trữ vàng chính là một chiến lược bảo hiểm trước rủi ro lạm phát phi mã hay đình trệ. Chuỗi cung ứng toàn cầu đã đứt gãy. Nếu chúng ta rơi trở lại vào tình trạng phong tỏa, hệ thống kinh tế toàn cầu hiện tại có thể sẽ không thể chống đỡ nổi. Diễn đàn kinh tế Thế giới Davos vào tháng 01/2021 đã lựa chọn chủ đề trọng tâm thảo luận đó là "Đại tái thiết". Các nhà lãnh đạo toàn cầu đã sẵn sàng tái thiết lại nền kinh tế toàn cầu bao gồm xây dựng hệ thống kinh tế mới công bằng và ổn định hơn sau những tổn thất mà dịch bệnh Covid-19 đã gây ra. Tất cả đều nhận ra rằng hệ thống cũ đang lung lay dữ dội và không ai có thể dự đoán những gì sắp xảy ra trong tương lai. 

Tờ Economist đã đưa ra lời kêu gọi cho một đồng tiền chung trên toàn cầu vào năm 1988. Vàng có thể sẽ là một ứng viên sáng giá và đây sẽ là cơ hội cho bạn để thu về mức lợi nhuận ấn tượng cũng như bảo vệ cho tương lai của chính mình.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ