Liệu kế hoạch cắt giảm lãi suất của Thống đốc BoE Bailey có được thiết lập khác với chủ tịch Fed Powell?

Liệu kế hoạch cắt giảm lãi suất của Thống đốc BoE Bailey có được thiết lập khác với chủ tịch Fed Powell?

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

08:06 06/05/2024

BoE có thể đưa ra một tín hiệu rõ ràng hơn trong tuần tới về việc liệu các nhà hoạch định chính sách có kế hoạch cắt giảm lãi suất vào mùa hè này hay không trong bối cảnh thị trường đặt cược vào triển vọng nới lỏng trễ

Trước quyết định chính sách sẽ được công bố vào hôm thứ Năm, Thống đốc BoE Andrew Bailey đã chỉ ra sự khác biệt giữa áp lực giá cả ở Mỹ và Anh, trình bày các “bằng chứng mạnh mẽ” về việc lạm phát ở Anh đang giảm dần.

BoE được các nhà kinh tế kỳ vọng sẽ giữ lãi suất ở mức đỉnh trong 16 năm là 5.25% và thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ các manh mối về việc liệu các nhà hoạch định chính sách có coi tháng 6 hay tháng 8 là thời điểm phù hợp để bắt đầu cắt giảm lãi suất hay không.

Lạm phát của Anh thấp hơn Mỹ lần đầu kể từ năm 2022

Dữ liệu lạm phát mạnh hơn dự kiến ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã khiến thị trường hạ định giá việc giảm lãi suất ở Anh khi đặt cược BoE sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu vào tháng 9 và chỉ có một lần cắt giảm trong năm nay.

Tuy nhiên, giọng điệu dovish của Thống đốc Bailey và Phó Thống đốc Dave Ramsden vào tháng 4 đã khiến một số nhà kinh tế cho rằng thời điểm BoE cắt giảm lãi suất có thể gần với ECB hơn là Fed, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã tránh đưa ra mốc thời gian cho việc nới lỏng chính sách tại Hoa Kỳ.

Bailey kỳ vọng dữ liệu lạm phát tháng 4 sắp được công bố sẽ cho thấy lạm phát ở Anh đang giảm gần với mục tiêu 2%, mặc dù một số thành viên trong Ủy ban Chính sách tiền tệ gồm 9 thành viên vẫn lo ngại về áp lực lạm phát cơ bản.

Các nhà kinh tế học Dan Hanson và Ana Andrade cho biết: "BoE đã tỏ ra ngày càng dovish trong từng cuộc họp của năm nay. Chúng tôi nghĩ rằng điều tương tự sẽ xảy ra vào cuộc họp tháng 5 khi các nhà hoạch định chính sách gần đây tỏ ra không mấy lo lắng về việc dữ liệu lạm phát bất ngờ tăng gần đây"

Dữ liệu GDP được công bố vào thứ Sáu - một ngày sau khi quyết định chính sách tháng 5 xuất hiện, được dự đoán sẽ cho thấy nền kinh tế Anh đã thoát khỏi cuộc suy thoái trong quý đầu tiên. Các nhà kinh tế kỳ vọng số liệu này sẽ cho thấy GDP tăng 0.4% sau hai quý giảm liên tiếp vào năm ngoái.

Các ngân hàng Trung ương nào sẽ đưa ra quyết định chính sách trong tuần này?

Một số ngân hàng Trung ương có quyết định chính sách trong tuần này bên cạnh BoE

Ở những nơi khác, một quyết định bất ngờ ở Thụy Điển, khả năng giữ chính sách hawkish ở Úc và việc cắt giảm lãi suất ở Brazil và Peru là những điều đang được bàn luận.

Tình hình tại Mỹ và Canada

Sẽ không có nhiều dữ liệu kinh tế đáng chú ý được công bố tại Mỹ trong tuần này. Vào thứ Sáu, Đại học Michigan sẽ công bố khảo sát sơ bộ về tâm lý người tiêu dùng trong tháng 5. Niềm tin dự kiến sẽ ít thay đổi khi người Mỹ đang đánh giá rằng lạm phát tăng cao, lãi suất cao và thị trường việc làm đang ở mức vừa phải.

Thị trường lao động Mỹ hạ nhiệt

Một ngày trước đó, chính phủ sẽ công bố số liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp vẫn gần mức thấp lịch sử.

Một số quan chức ngân hàng trung ương sẽ có bài phát biểu. Chủ tịch Fed New York John Williams và chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin sẽ xuất hiện vào thứ Hai, tiếp theo là chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari vào thứ Ba. Cuối tuần, các nhà đầu tư cũng sẽ được nghe ý kiến từ Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee và Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Michelle Bowman.

Ngân hàng Canada sẽ công bố đánh giá hệ thống tài chính hàng năm, đánh giá rủi ro ổn định đối với lĩnh vực ngân hàng của đất nước vào thứ Năm. Trước đó, các quan chức đã nêu lên những lo ngại về khả năng quản lý nợ trong môi trường lãi suất cao.

Vào thứ Sáu, các nhà kinh tế kỳ vọng cuộc khảo sát lực lượng lao động tháng 4 của Canada cho thấy mức tăng việc làm vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số, củng cố lập luận của các nhà hoạch định chính sách về việc đợt cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra vào tháng 6.

Tình hình châu Á

RBA có thể hawkish hơn khi công bố quyết định chính sách vào thứ Ba sau khi lạm phát nóng hơn dự kiến ​​trong quý đầu tiên và thị trường việc làm vẫn mạnh mẽ.

Hội đồng Thống đốc sẽ xem xét các dự báo tăng trưởng, lạm phát và thị trường lao động được sửa đổi, và bất kỳ sửa đổi nào cũng có thể báo hiệu rằng sẽ không có sự xoay trục chính sách sớm. Thị trường swaps hiện đang định giá khả năng RBA tăng lãi suất cao hơn kịch bản cắt giảm trong năm nay.

Lạm phát dai dẳng trong bối cảnh tâm lý người tiêu dùng Úc sụt giảm

Hôm thứ Năm, ngân hàng Trung ương Malaysia sẽ công bố quyết định chính sách và BoJ sẽ công bố bản tóm tắt ý kiến từ cuộc họp tháng trước. Trước đó, việc thống đốc Kazuo Ueda bày tỏ sự lạc quan đối với sự suy yếu của JPY đã khiến đồng tiền này sụt giảm mạnh hơn.

Theo dữ liệu, tăng trưởng kinh tế quý đầu tiên của Indonesia được dự báo duy trì ở mức khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù có thể giảm một chút so với quý trước. Philippines cũng sẽ công bố dữ liệu GDP trong tuần này.

Dữ liệu CPI ở Philippines, Thái Lan và Đài Loan sẽ xuất hiện trong tuần, trong khi Trung Quốc, Philippines và Đài Loan đều công bố dữ liệu thương mại.

Số liệu thống kê về tiền lương của Nhật Bản vào thứ Năm có thể sẽ hơi ảm đạm vì mức tăng lương quá mức mà các công ty đã cam kết sau khi đàm phán với các công đoàn sẽ không có hiệu lực hoàn toàn trong vài tháng nữa.

Tình hình châu Âu, Trung Đông và châu Phi

Vào thứ Tư, Riksbank (ngân hàng Trung ương Thụy Điển) có thể trở thành ngân hàng trung ương thứ hai trong nhóm các nước phát triển - sau SNB - hạ lãi suất.

Sau cuộc họp vào tháng 3, Thống đốc Erik Thedeen cho biết ông và các đồng nghiệp dự kiến sẽ thực hiện động thái nới lỏng đầu tiên vào tháng 5 hoặc tháng 6.

Lạm phát tại Thụy Điển đã chậm lại và có vẻ sẽ giảm xuống dưới mục tiêu 2%, nền kinh tế vẫn trì trệ và các công ty kết luận rằng sẽ không thể duy trì giá cả ở mức cao như đã làm trong vài năm qua.

Lạm phát cơ bản ở Thụy Điển giảm nhanh hơn dự kiến

Mặt khác, có cơ sở để lập luận rằng bất kể Riksbank làm gì thì số phận của đồng nội tệ đều được quyết định bởi các yếu tố khác, bao gồm khẩu vị rủi ro ảm đạm và lợi suất trái phiếu Mỹ. Nếu quan điểm đó được ủng hộ bởi nhiều nhà hoạch định chính sách, Riksbank có thể cắt giảm lãi suất.

Ba quyết định chính sách khác được mong đợi:

  • Vào thứ Ba, lạm phát vẫn dai dẳng có thể thuyết phục ngân hàng Trung ương Madagascar giữ lãi suất ở mức 11% lần thứ ba liên tiếp.
  • Hai ngày sau, ngân hàng Trung ương Ba Lan có thể cũng sẽ giữ nguyên lãi suất, ngay cả khi lạm phát tháng 4 vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu. Thống đốc Adam Glapinski đã nhiều lần dập tắt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.
  • Ngân hàng Quốc gia Serbia có thể sẽ giữ lãi suất ở mức 6.5% tháng thứ 10 liên tiếp vào thứ Sáu, thận trọng để tránh nới lỏng sớm trong khi theo dõi xem các ngân hàng Trung ướng ở các nền kinh tế lớn hơn sẽ đợi bao lâu trước khi cắt giảm.

Trong số các sự kiện của các ngân hàng Trung ương trong tuần tới, hội nghị của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế tại Basel sẽ có sự góp mặt của các nhà hoạch định chính sách từ Đức..

Các quan chức ECB Pierre Wunsch, Luis de Guindos và Piero Cipollone sẽ phát biểu trong tuần này. Biên bản cuộc họp ngày 11 tháng 4 của ECB sẽ được công bố vào thứ Sáu.

Với những ngày nghỉ lễ ở nhiều nền kinh tế từ Anh đến Pháp, không có nhiều dữ liệu đáng chú ý được công bố.

Sản xuất công nghiệp Pháp giảm trong tháng 3

Dữ liệu công nghiệp từ Đức, Tây Ban Nha và Ý có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc liệu sự yếu kém trong sản xuất có kéo dài đến cuối quý đầu tiên giống như ở Pháp hay không? Dữ liệu tiền lương của Pháp cũng có thể thu hút sự quan tâm vào thời điểm các quan chức đang cố gắng đánh giá sức mạnh của áp lực trả lương.

Na Uy sẽ công bố dữ liệu CPI tháng Tư.

Trong khi đó, chuyến công du châu Âu tuần này của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thu hút sự chú ý đến mối quan hệ kinh tế của Eurozone với Trung Quốc.

Dữ liệu CPI của Ai Cập được công bố vào thứ Năm. Lạm phát có thể đã bắt đầu chậm lại từ khoảng 33% sau đợt phá giá và tăng lãi suất vào tháng 3, cũng như các gói cứu trợ trị giá hàng tỷ đô la từ UAE, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các tổ chức khác. Những điều đó đã giúp giảm bớt tình trạng thiếu ngoại tệ của Ai Cập, nguyên nhân chính khiến giá cả tăng vọt trong năm qua.

Tình hình khu vực Mỹ - Latin

Quyết định chính sách từ ba ngân hàng Trung ương sẽ thu hút sự chú ý của khu vực trong tuần tới:

Ngân hàng Trung ương Brasil có thể cắt giảm lãi suất 25 bps xuống 10.5% trong bối cảnh rủi ro tăng lên đối với triển vọng lạm phát. Báo cáo lạm phát hàng tháng tháng 4 bật đèn xanh cho ngân hàng Trung ương Peru cắt giảm lãi suất 25 bps xuống 5.75%.

Các ngân hàng Trung ương Mỹ - Latin được kỳ vọng nới lỏng chính sách trong quý 2

Mặt khác, ngân hàng Trung ương Mexico không hề tin rằng lạm phát đã giảm bớt, và do đó, các nhà hoạch định chính sách đã sẵn sàng giữ nguyên lãi suất ở mức 11% vào thứ Năm.

Ngân hàng Trung ương Colombia sẽ công bố biên bản cuộc họp ngày 30 tháng 4 - nơi các quan chức quyết định cắt giảm lãi suất 50 bps xuống 11.75% từ mức 13.25% trong tháng 11.

Chỉ số CPI IPCA của Brazil được dự báo sẽ chậm lại trong tháng thứ bảy, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 3%. Lạm phát ở Colombia có thể chậm lại trong tháng thứ 13 liên tiếp, mặc dù không thể giảm xuống dưới 7%.

Lạm phát ở khu vực Mỹ - Latin giảm trong tháng 4

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.
Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc khi thời hạn áp thuế của Tổng thống Trump cận kề
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc khi thời hạn áp thuế của Tổng thống Trump cận kề

Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên giao dịch ngày hôm nay sau khi Nhà Trắng quyết định áp đặt loạt thuế quan toàn diện lên các đối tác thương mại, đặc biệt là mức thuế khổng lồ 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, làm suy giảm khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Đồng thời, lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục đà tăng.
Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump, các ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và BlackRock đồng loạt phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng ảm đạm của thị trường chứng khoán. Goldman nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên 45% và lo ngại thị trường đang bước vào giai đoạn giảm điểm kéo dài theo chu kỳ, trong khi BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang tài sản trú ẩn. Những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu đang ngày một rõ nét.
Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất

Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt bởi các mức thuế quan của Donald Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có áp thêm mức thuế 50% như ông đe dọa hôm thứ Hai hay không. Vấn đề đối với Bắc Kinh là người tiêu dùng trong nước sẽ cần được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa để hấp thụ phần công suất dư thừa đó.
Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách huy động 7 tỷ euro (tương đương 7.7 tỷ USD) trên thị trường trái phiếu sơ cấp vào thứ Ba, thông qua việc mở lại hai mã trái phiếu hiện có, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang xử lý những xáo trộn do các biện pháp thuế quan mới của Mỹ gây ra.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới

Các nhà giao dịch đang nhanh chóng điều chỉnh dự báo về việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nới lỏng chính sách khi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gia tăng. Chỉ số đo lường kỳ vọng của thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua và đang tiến gần đến mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ