Lãi suất 0% liệu có thực sự cần thiết?

Lãi suất 0% liệu có thực sự cần thiết?

Nguyễn Thu Thủy

Nguyễn Thu Thủy

Junior Analyst

04:24 30/11/2022

Một khi lãi suất gần bằng 0, Fed sẽ không còn dư địa để hỗ trợ nền kinh tế nếu những vấn đề bất ngờ mới phát sinh.

Từ năm 1982 đến 2020, Fed đã giảm mức lãi suất điều hành ngày một thấp hơn sau mỗi đợt gián đoạn kinh tế.

Thị trường nhà ở và cổ phiếu là những tài sản rủi ro được hưởng lợi nhiều nhất từ mức ​​lãi suất gần bằng 0 và QE, và chúng cũng là những tài sản sụt giảm nhiều nhất khi Fed rút lại các biện pháp hỗ trợ.

Sau sự sụp đổ của bong bóng dotcom năm 2000 và vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Cục Dự trữ Liên bang đã hạ lãi suất xuống 1%. Sau cuộc Đại suy thoái năm 2008, Fed đã hạ lãi suất xuống gần bằng 0 trong gần một thập kỷ trước khi hạ lãi suất một lần nữa trong đại dịch COVID-19.

Bài học nào được rút ra với lãi suất ngắn hạn gần như bằng 0 trong khoảng thời gian kéo dài?

Việc duy trì mức lãi suất từ 0 đến 1%, đi kèm với việc nới lỏng định lượng hay mua tài sản dường như chẳng hỗ trợ gia tăng tăng trưởng kinh tế hoặc thúc đẩy lạm phát cao hơn. Tuy nhiên, điều này dường như đã hỗ trợ đáng kể cho các tài sản như nhà ở, cổ phiếu và trái phiếu. Có thẻ thấy là bất chấp những biến động lên xuống của lãi suất và chu kỳ thất nghiệp, lạm phát cơ bản vẫn duy trì trong biên độ hẹp từ 1% đến 3% từ năm 1994 đến năm 2020.

Bên cạnh đó, lạm phát không tăng đột biến sau khi gói kích thích tài khóa trị giá 3 nghìn tỷ đô la được cung cấp trong thời kỳ đại dịch, được hỗ trợ bởi khoản mua tài sản trị giá 3 nghìn tỷ đô la của Fed nhằm ngăn chặn bất kỳ phản ứng tiêu cực nào của thị trường trái phiếu. Nhà ở, cổ phiếu và trái phiếu đều chứng kiến ​​những đợt phục hồi ấn tượng, một phần được thúc đẩy bởi mong muốn tìm kiếm lợi suất. Điều này ngụ ý rằng lãi suất gần bằng 0 đang đẩy các nhà đầu tư vào các vị thế ngày càng rủi ro hơn.

Chúng tôi nhận ra rằng việc rời bỏ mức lãi suất gần bằng 0 và thu hẹp bảng cân đối kế toán của Fed gây ra rất nhiều hậu quả, đặc biệt là những sự sụp đổ của thị trường nhà ở và thị trường chứng khoán. Đây là những tài sản rủi ro được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​lãi suất gần bằng 0 và QE, và chúng là những tài sản bị buộc phải thoái lui mức tăng nhiều nhất khi Fed rút lại các biện pháp hỗ trợ. Hơn nữa, một khi lãi suất gần bằng 0, Fed sẽ không còn đủ khả năng để hỗ trợ nền kinh tế nếu những vấn đề bất ngờ mới phát sinh.

Một câu hỏi đánh dấu điểm mấu chốt của chúng tôi: Tỷ lệ 2% có phải là con số 0 mới không?

Trong trường hợp suy thoái kinh tế, có lẽ những bài học trong quá khứ cho thấy rằng việc cắt giảm lãi suất xuống 2% sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế đang gặp khó khăn. Hơn nữa điều này vẫn tạo cơ hội cho hành động lãi suất tiếp theo và không gây ra những hậu quả không thể tránh khỏi khi từ bỏ mức lãi suất 0%. Tương tự như vậy, QE có thể không cần thiết trừ khi có tình trạng hạ đòn bẩy tài chính nghiêm trọng, như trong quý IV năm 2008. Đó chỉ là một ý kiến đáng được suy nghĩ, dù không biết nó đúng hay sai.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Giá cổ phiếu Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong tuần này sau thông báo rằng Mỹ và Trung Quốc đa xích lại gần nhau hơn. Đà giảm của S&P 500 kể từ đầu năm đã bị xóa sạch. Điều đó diễn ra sau tin tức Mỹ cắt giảm thuế quan đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày, cùng với dữ liệu lạm phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tin tức này thay đổi rất ít. Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng việc đa dạng hóa danh mục khỏi đồng đô la Mỹ và cổ phiếu là hợp lý, đặc biệt khi USD chỉ phục hồi yếu ớt và lợi suất trái phiếu dài hạn ở Mỹ đang tăng lên.
Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ

Dữ liệu đầu quý hai cho thấy sản xuất khu vực đồng euro hồi phục nhẹ bất chấp bất ổn thương mại, nhưng ngành dịch vụ bắt đầu suy yếu. Lạm phát cơ bản tăng mạnh hơn dự kiến do giá dịch vụ cao, trong khi ECB duy trì lập trường dovish trước rủi ro từ chính sách thương mại Mỹ. Tăng trưởng quý đầu tiên khả quan, song triển vọng cả năm vẫn dưới tiềm năng do nhu cầu nước ngoài yếu.
Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát là một chủ đề được thảo luận đáng kể trên các phương tiện truyền thông chính thống trong vài năm qua. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi lạm phát tăng đột biến sau đại dịch năm 2020 do chi tiêu của người tiêu dùng (nhu cầu) tăng mạnh nhờ các khoản thanh toán kích thích và sản xuất (cung) bị đình trệ. Để hiểu tại sao điều đó xảy ra, chúng ta cần xem lại “Nguyên lý Kinh tế học cơ bản.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ