Kinh tế Mỹ trở lại như vũ bão, giới chuyên gia lo ngại

Kinh tế Mỹ trở lại như vũ bão, giới chuyên gia lo ngại

17:25 04/07/2021

Vào dịp Mỹ kỷ niệm 245 năm ngày Quốc khánh 4/7, nền kinh tế lớn nhất thế giới chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng do đại dịch. Tuy nhiên, nỗi lo lạm phát và lãi suất cao hiện hữu, đe dọa sẽ làm “trật bánh” chính sách kinh tế của Tổng thống Joe Biden.

Mừng kỷ niệm Quốc khánh Mỹ 4/7
Mừng kỷ niệm Quốc khánh Mỹ 4/7

Một năm trước tại Mỹ, việc phải đóng cửa các DN trên toàn quốc do dịch bệnh bùng phát ngoài tầm kiểm soát đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 13,3%. Con số này - theo báo cáo công bố hôm 2/7 của Bộ Lao Động Mỹ - hiện ở mức 5,8%. Cùng với đó, mức lương trung bình theo giờ tại Mỹ hiện cao hơn so với trước đại dịch.

Kết thúc quý I/2021, 86% công ty thuộc nhóm S&P 500 cho kết quả thu nhập tốt hơn dự kiến. Chỉ số S&P 500 cũng tăng chóng mặt 14% trong 6 tháng, đóng phiên ở mức cao kỷ lục. Theo CNBC, thị trường chứng khoán đang ở mức cao chưa từng có và người tiêu dùng Mỹ hiện cảm thấy lạc quan hơn bất kỳ thời điểm nào trong 16 tháng qua. Tăng trưởng GDP của Mỹ dự kiến đạt mức cao nhất 8% trong quý II/2021 và dự báo một kỷ nguyên kinh doanh rộng mở.

Sau 6 tháng kể từ khi chính quyền Tổng thống Joe Biden chính thức hoạt động, nền kinh tế Mỹ gần như đã phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid-19. “Điểm mấu chốt là Kế hoạch kinh tế Biden đang hoạt động. Chúng tôi đã tạo ra nhiều việc làm kỷ lục. Chúng tôi đang chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và đang tạo ra một mô hình mới”, ông chủ Nhà Trắng khẳng định trong một tuyên bố hồi cuối tháng 5/2021.

 Các ưu tiên quan trọng của Tổng thống Biden đã được thể hiện trọn vẹn trong Kế hoạch giải cứu nước Mỹ, trị giá 1.900 tỷ USD do đảng Dân chủ đề xuất và đã được Quốc hội thông qua hồi tháng 3 năm nay. Kế hoạch không chỉ cho phép bổ sung hàng tỷ USD vào việc triển khai tiêm vaccine chống Covid-19, mà còn hỗ trợ trực tiếp cho nền kinh tế 1.400 tỷ USD, nhằm mở cửa lại trường học, gia hạn trợ cấp thất nghiệp tới tháng 9, và giúp chính quyền các tiểu bang mở rộng chương trình chăm sóc sức khỏe giá rẻ Obamacare. CNBC dẫn lời các chuyên gia đều nhất trí, những hỗ trợ này rõ ràng đã có tác dụng giúp nền kinh tế Mỹ tăng tốc trong quý II/2021, nhưng đồng thời cũng cảnh báo sự bất ổn nằm ngay trong chính sách của vị Tổng thống Mỹ thứ 46.

Tổng thống Joe Biden. Ảnh: New York Times

Nguy cơ thị trường tăng trưởng quá nóng hiện là mối nguy lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ. Theo chiến lược gia toàn cầu Allen Sinai tại công ty Decision Economics, khi quay trở lại làm việc, người tiêu dùng Mỹ chắc chắn sẽ đổ xô đi mua sắm sau hàng tháng trời tiết kiệm và tích lũy trong đại dịch. Trong khi đó, Tổng thống Biden mới đây tiếp tục đề xuất thêm gói ngân sách mới, trị giá 6.000 tỷ USD, qua đó nâng chi tiêu liên bang lên mức cao nhất kể từ Thế chiến II, có thể khiến cho nền kinh tế Mỹ phát triển quá nóng và gây ra một đợt tăng giá đột biến.

 Tuần vừa qua, Tổng thống Biden và một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng thông báo đã đạt được thỏa thuận trị giá 1.200 tỷ USD để tài trợ cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng lạc hậu của quốc gia. Chính quyền cũng đang yêu cầu các nhà lập pháp phê duyệt thêm 1.800 tỷ USD chi tiêu mới và các khoản tín dụng thuế, hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên và gia đình. “Điều đó tương đương với 30% GDP, là điều chưa từng có trong lịch sử. Và nó có thể là quá lớn”, chuyên gia Sinai nói với CNBC.

 Các nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế trong nhiều tuần qua cũng đã cảnh báo rằng chi phí đầu vào tăng cao, có khả năng sẽ được chuyển sang người tiêu dùng Mỹ nếu các DN cảm thấy quá tải. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 5 vừa qua đã tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ cao nhất kể từ năm 2008. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát của Cục Dự trữ liên bang Fed - tăng 3,4% trong tháng Năm so với năm 2020, tăng nhanh nhất kể từ đầu những năm 1990.

 Khi ngân hàng trung ương cảm thấy rằng nền kinh tế đang quá nóng, giá cả tăng cao quá mức, Fed sẽ phải tăng lãi suất để “hãm phanh” cho nền kinh tế, đồng nghĩa với việc ít người dân có khả năng vay mua ô tô hoặc nhà hơn. Lạm phát tăng nhanh cũng làm cho giá cả trở nên dễ biến động hơn. Do đó, trước bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang trở lại như vũ bão, các nhà kinh tế lại bắt đầu tự hỏi liệu những nỗ lực kích thích gần đây nhất của Nhà Trắng có thực sự là một điều tốt?

Link gốc tại đây.

Theo Báo Kinh tế và Đô thị

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ