Khi luật chống độc quyền trở thành vũ khí chính trị: Mỹ cần tỉnh táo trước bài học từ Trung Quốc

Khi luật chống độc quyền trở thành vũ khí chính trị: Mỹ cần tỉnh táo trước bài học từ Trung Quốc

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:42 15/08/2024

Thất bại của Google trong vụ kiện chống độc quyền mang tính bước ngoặt tại Mỹ về vấn đề thống lĩnh thị trường, đánh dấu đỉnh cao trong nỗ lực của các cơ quan quản lý Mỹ. Động thái này nhằm kiềm chế ảnh hưởng to lớn về mặt kinh tế và chính trị của các tập đoàn công nghệ khổng lồ.

Một hệ quả bất ngờ là sự ủng hộ nhiều hơn đối với Cựu Tổng thống Donald Trump của Thung lũng Silicon. Nhiều ông lớn trong giới công nghệ, trong đó có Elon Musk, đã công khai ủng hộ liên danh Trump - Vance. Điều này một phần xuất phát từ sự bất mãn với chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Lina Khan và các chính sách chống độc quyền của chính quyền Biden.

Nếu Trump thắng cử và phá vỡ nền tảng pháp quyền, luật chống độc quyền sẽ không còn là công cụ bảo đảm cạnh tranh công bằng nữa; thay vào đó, luật này sẽ biến thành vũ khí chính trị để trừng phạt những tiếng nói đối lập.

Trường hợp của Trung Quốc là một lời cảnh báo rõ ràng. Luật chống độc quyền của nước này, được ban hành năm 2008, đang được sử dụng đúng theo cách đó. Các vụ kiện chống độc quyền ở Trung Quốc thường được giải quyết trong nội bộ bộ máy chính phủ, nơi mà các mục tiêu chính trị có thể lấn át các tiêu chuẩn pháp lý. Hãy xem xét cuộc điều tra năm 2011 đối với các công ty nhà nước China Telecom và China Unicom về cáo buộc phân biệt giá. Ban đầu, cuộc điều tra nhận được sự ủng hộ của công chúng, nhưng sự phản đối từ Bộ Công nghiệp và Thông tin nhanh chóng xuất hiện. Kết quả của cuộc điều tra vì thế đã được định đoạt trước.

Các công ty tư nhân dám thách thức cơ quan chống độc quyền phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Dưới thời Tập Cận Bình, các cuộc đàn áp quy định đã trở nên gay gắt hơn và nhiều vụ việc chưa bao giờ được đưa ra tòa. Chẳng hạn, năm 2015, Alibaba công khai chỉ trích một báo cáo của Tổng cục Công nghiệp và Thương mại Nhà nước về hàng giả trên nền tảng Taobao của họ. Để trả đũa, Tổng cục này đã lên án Alibaba về tham nhũng và giám sát kém, khiến giá cổ phiếu của Alibaba lao dốc.

Cuộc xung đột này, được mệnh danh là "cuộc tranh cãi đắt đỏ nhất" trong lịch sử, leo thang hơn nữa vào năm 2021 khi cơ quan quản lý chống độc quyền Trung Quốc phạt Alibaba 2.8 tỷ USD vì lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường. Điều này xảy ra ngay sau khi họ buộc hủy bỏ đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group - công ty liên kết của Alibaba. Alibaba đã công khai chấp nhận hình phạt và cam kết tuân thủ, cho thấy việc thách thức các cơ quan quản lý Trung Quốc có thể dẫn đến hậu quả tàn khốc.

Mặc dù Mỹ sẽ không trở thành Trung Quốc, nhưng có một mối nguy hiện hữu rằng cái mà học giả luật Angela Zhang gọi là "chủ nghĩa ngoại lệ chống độc quyền kiểu Trung Quốc" có thể không còn là ngoại lệ nữa. Theo đó, nỗi sợ bị trừng phạt bởi luật chống độc quyền và bị truyền thông nhà nước bêu xấu sẽ góp phần củng cố quyền lực của nhà độc tài. Viễn cảnh này đang có nguy cơ trở nên phổ biến hơn tại Mỹ.

Những ai còn hoài nghi về việc luật chống độc quyền có thể bị biến thành vũ khí tùy tiện chống lại Thung lũng Silicon chỉ cần nhìn vào trường hợp của Jack Ma, người sáng lập Alibaba. Trong một chế độ độc tài, doanh nghiệp không phải là những chủ thể độc lập; họ chỉ là công cụ của nhà nước.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vẫn chưa đưa ra kế hoạch rõ ràng về cách kiểm soát quyền lực của các tập đoàn lớn. Điều chúng ta biết là vấn đề chống độc quyền không phải ưu tiên hàng đầu trong thời gian bà giữ chức Tổng chưởng lý California, Thượng nghị sĩ hay Phó Tổng thống. Bên cạnh đó, hai nhà tài trợ lớn của đảng Dân chủ - Chủ tịch IAC Barry Diller và đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman đã thúc giục bà thay thế Khan ở vị trí chủ tịch FTC. Thống đốc Maryland Wes Moore cũng gợi ý rằng cách tiếp cận chống độc quyền của Harris sẽ "khác biệt" so với Biden.

Có lẽ chúng ta đã chứng kiến đỉnh cao của việc thực thi luật chống độc quyền dưới sự lãnh đạo của đảng Dân chủ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mặc dù số lượng vụ kiện chống độc quyền đã tăng vọt dưới thời chính quyền Biden so với thời Obama, tỷ lệ thắng kiện lại giảm đi. Điểm khác biệt then chốt ở đây chính là: dưới chính quyền hiện tại, việc thực thi luật chống độc quyền cuối cùng vẫn bị kiểm soát bởi thượng tôn pháp luật.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh

AfD lần đầu dẫn đầu thăm dò dư luận tại Đức, trong khi Thủ tướng tương lai Merz bị suy giảm uy tín vì kế hoạch chi tiêu 1.000 tỷ euro bằng vay nợ. Gói tài khóa đầy tham vọng của ông đang đối mặt nguy cơ bị xóa sạch bởi đòn thuế từ Mỹ và tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế.
Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương

Donald Trump đang định hình lại trật tự thương mại toàn cầu và làm lu mờ vai trò của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách thuế quan trở thành tâm điểm bất ổn, sức ảnh hưởng của các định chế tiền tệ truyền thống đang suy giảm rõ rệt, đặt ra câu hỏi về ai mới là người thật sự điều phối nền kinh tế thế giới.
Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương

Giữa làn sóng căng thẳng thương mại leo thang, các quốc gia châu Âu đang hối hả tìm kiếm phương án đối phó với chính sách thuế quan khổng lồ mà chính quyền Trump vừa áp đặt lên EU. Trong bối cảnh đó, chính phủ Đức đang đứng trước một quyết định mang tính chiến lược và vô cùng nhạy cảm: khả năng rút 1.200 tấn dự trữ vàng - tương đương 124 tỷ USD - ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?

Từ các nhà máy sản xuất ô tô đến các cơ sở luyện nhôm, Donald Trump mong muốn đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ thông qua cuộc chiến thương mại lớn nhất kể từ thập niên 1930, nhưng các nhà điều hành cảnh báo rằng tính bất định về thuế quan sẽ khiến việc đầu tư hàng tỷ USD xây dựng các nhà máy mới tại Mỹ trở nên quá rủi ro.
Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu

Sau cú trượt mạnh do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, giá bạc đang cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại, khi quay về ngưỡng 30 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng, bởi nền kinh tế thế giới đang đứng trước một ngã ba đầy bất trắc, và việc “nhảy vào thị trường” lúc này có thể là quá sớm.
Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ

Sự rung chuyển dữ dội trên thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố “Ngày Giải phóng” không chỉ là phản ứng ngắn hạn trước chính sách thuế quan quyết liệt của Mỹ. Đó còn là hệ quả sâu xa của một sự thức tỉnh: ông Trump sẵn sàng dùng sức mạnh kinh tế để gây tổn thương, phá vỡ liên minh truyền thống, và định hình lại trật tự thương mại toàn cầu theo hướng "nước Mỹ trên hết", bất chấp chi phí kinh tế và chính trị kèm theo.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ