JPY ở mức thấp nhất trong 24 năm. BoJ sẽ làm gì tại cuộc họp sắp tới?

JPY ở mức thấp nhất trong 24 năm. BoJ sẽ làm gì tại cuộc họp sắp tới?

11:59 20/09/2022

JPY đang dao động gần mức thấp nhất kể từ năm 1998 và các nhà chức trách đã có dấu hiệu hành động để ngăn chặn sự suy giảm của đồng tiền này

Trước quyết định về lãi suất của BoJ vào cuối tuần này, CNBC sẽ xem xét liệu BoJ có thể thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hay không, khi Fed duy trì lập trường hawkish, báo hiệu các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn đã khiến JPY suy yếu đáng kể khi giảm khoảng 25% từ đầu năm đến nay.

Tuần trước, BoJ đã tiến hành “kiểm tra” ngoại hối - một động thái chuẩn bị cho sự can thiệp chính thức.

Như Nikkei giải thích, “kiểm tra” là việc BoJ “hỏi về các xu hướng trên thị trường ngoại hối” và là tiền đề của sự can thiệp vật lý để bảo vệ đồng Yên.

Mặc dù nói về một sự can thiệp vật lý vào thị trường ngoại hối, các nhà phân tích đều chỉ ra một lý do khác đằng sau sự suy yếu của JPY: chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) của BoJ - được thực hiện vào năm 2016, trong đó giữ lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của chính phủ Nhật Bản quanh mức 0% và cam kết mua không giới hạn JGB để bảo vệ mức giới hạn ngầm 0.25%.

Chính sách kiểm soát đường cong lợi suất nhằm đưa lạm phát ở Nhật Bản về mức mục tiêu 2%. Vào thứ Ba, Nhật Bản báo cáo rằng lạm phát lõi tháng 8 đã tăng 2.8%, mức tăng trưởng nhanh nhất trong gần tám năm và là tháng thứ năm liên tiếp mà lạm phát vượt quá mục tiêu của BOJ.

Joey Chew, Nhà chiến lược ngoại hối cấp cao khu vực châu Á của HSBC cho biết duy trì chính sách này sẽ là ưu tiên của BoJ thay vì can thiệp vào tiền tệ, do Bộ Tài chính quyết định và BoJ thực hiện.
“BoJ sẽ tiến hành mua trái phiếu - về mặt lý thuyết là không giới hạn - để duy trì chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của mình,” Chew cho biết vào tuần trước. Bà nói thêm rằng các hoạt động tiền tệ như vậy sẽ hơi mâu thuẫn với các tác động vào ngoại hối, do lượng bán đồng USD/JPY sẽ thắt chặt tính thanh khoản của đồng tiền Nhật Bản.

Chew cho biết: “Sự can thiệp của thị trường ngoại hối tại thời điểm này có thể không có tác động đáng kể và cũng chỉ có thể dẫn đến một phản ứng lớn nhưng tồn tại trong thời gian ngắn."

Chew đã chỉ ra những hạn chế từ những trường hợp trước đây khi Nhật Bản bảo vệ đồng tiền của mình.

Các nhà chiến lược tại Goldman Sachs cũng không thấy BoJ thay đổi chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, không giống như các ngân hàng trung ương hawkish trên toàn cầu.

“Các nhà kinh tế kỳ vọng BoJ sẽ duy trì cam kết đối với chính sách YCC tại cuộc họp tuần này trong bối cảnh năm ngân hàng trung ương nhóm G10 khác đều có khả năng sẽ tăng lãi suất”.

Goldman Sachs cho biết mặc dù can thiệp trực tiếp có nhiều khả năng hơn so với các báo cáo kiểm tra tỷ giá, nhưng cơ hội thành công trong việc bảo vệ JPY là “thậm chí còn thấp hơn”.

Sự kết thúc của chính sách Abenomics

Sự thay đổi trong chính sách tiền tệ Nhật Bản là khó có thể xảy ra, cơ hội đặc biệt thấp dưới thời thống đốc BoJ Harukiho Kuroda, nhà kinh tế trưởng của UBS Masamichi Adachi cho biết.

“Có một khả năng là họ sẽ sửa đổi định hướng trung lập để dovish hiện tại sang chỉ trung lập hoặc từ bỏ,” ông nói thêm khả năng tối đa là 20% đến 30%.

Theo Nomura, một trong những chỉ số dấu hiệu về sự thay đổi lập trường tiền tệ của Nhật Bản sẽ là Thủ tướng Fumio Kishida từ bỏ chính sách kinh tế của người tiền nhiệm Shinzo Abe, hoặc được gọi là Abenomics.

Naka Matsuzawa, giám đốc chiến lược vĩ mô Nhật Bản tại Nomura, cho biết: “Bước đầu tiên để tiến tới bình thường hóa đó là Thủ tướng Kishida cần thể hiện rằng chính sách của ông ấy đã khác với Abenomics, và ông ấy sẽ không để JPY suy giảm nữa”.

Cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày của BoJ kết thúc vào thứ Năm, một ngày sau cuộc họp của FOMC, nơi các quan chức có thể sẽ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ

Mỹ dự kiến vào tháng tới sẽ hủy bỏ quyền miễn thuế đối với các lô hàng giá trị thấp từ Trung Quốc và Hồng Kông, kết hợp với mức thuế 145% mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, có thể gây tổn thất hơn 22 tỷ USD doanh thu từ ngành vận tải hàng không trong ba năm và khiến hàng nghìn người bán hàng trực tuyến với mô hình giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng phải đóng cửa.
Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới

Theo khảo sát của Fed New York, người dân Hoa Kỳ đã thể hiện cái nhìn tiêu cực hơn đối với thị trường lao động trong tháng 3, biểu hiện qua việc các đối tượng tham gia khảo sát đã điều chỉnh giảm đáng kể mức lương tối thiểu họ sẵn sàng chấp nhận để đảm nhận một vị trí công việc mới.
IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Chứng khoán châu Á và tương lai chứng khoán Mỹ trượt giá vào thứ Hai trong khi đồng đô la giảm mạnh, do lo ngại về thuế quan và những lời chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump nhắm tới Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Việc này đã ảnh hưởng đến tâm lý, đẩy giá vàng lên một mức cao mới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ