IMF cảnh báo về lạm phát, chỉ thẳng mặt Fed

IMF cảnh báo về lạm phát, chỉ thẳng mặt Fed

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:10 13/10/2021

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo rằng các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed nên chuẩn bị tinh thần thắt chặt chính sách trong trường hợp lạm phát vượt tầm kiểm soát.

Trong khi IMF có đồng tình với Fed và nhiều chuyên gia rằng giá cả leo thang toàn cầu sẽ hạ nhiệt, họ cũng nói thêm những dự báo này có độ không chắc chắn cao.

IMF đã nhắc đến Mỹ, Anh và nhiều quốc gia phát triển khác là các điểm nóng lạm phát.

“Trọng khi chính sách tiền tệ có thể bỏ qua lạm phát tăng tạm thời, các ngân hàng trung ương vẫn nên sẵn sàng hành động nếu rủi ro lạm phát ngày càng rõ rệt khi kinh tế phục hồi,” theo Gita Gopinath, cố vấn tài chính kiêm giám đốc bộ phận nghiên cứu IMF.

“Các ngân hàng trung ương nên thiết lập phương án dự phòng, thông báo rõ ràng và thực hiện theo kế hoạch,” bà Gita nói thêm.

Các quan chức Fed nói rằng vũ khí chính chống lại lạm phát là tăng lãi suất. Fed vẫn chưa hề tăng lãi suất kể từ năm 2018.

Cảnh báo này là một phần của cập nhật hàng quý về tình hình kinh tế toàn cầu từ IMF. Quỹ này cũng đã giảm nhẹ triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm nay, nhưng giảm tăng trưởng GDP của Mỹ tới 1% từ mức kỳ vọng tháng Bảy, dù mức tăng lày vẫn là 6% so với mức 5.2% của các nước phát triển khác.

Với việc lạm phát lên cao nhất trong 30 năm, Fed buộc phải cân nhắc khi nào bắt đầu thắt chặt chính sách siêu nới lỏng của mình.

Dù IMF không chỉ nhắc đến Fed, đa phần bản đánh giá của họ đều tập trung vào chính sách của ngân hàng trung ương này, khi Fed nói sẽ để lạm phát tăng nóng hơn bình thường để đạt được toàn dụng lao động.

Kiểu chính sách này có thể nguy hiểm nếu kỳ vọng lạm phát bắt đầu tăng mạnh, theo IMF.

“Trong trường hợp lạm phát tăng mà tỷ lệ lao động vẫn chưa cao, cộng với việc kỳ vọng lạm phát không còn ổn định, chính sách cần được thắt chặt để có thể giảm tải áp lực giá, kể cả nếu điều đó giảm tốc độ hồi phục lao động.”

Tiếp tục đợi thị trường lao động hồi phục sẽ khiến rủi ro lạm phát tăng cao ngày càng trầm trọng, và sẽ hủy hoại chính sách của Fed.

Fed từng sử dụng “hướng dẫn trước mắt” để điều hướng dư luận về tương lai của chính sách. Trong lời cảnh báo, IMF cũng nêu rõ truyền thông sẽ đóng vai trò quan trọng để tránh kinh tế bị sốc trước việc thay đổi chính sách.

“Cảnh ngộ chưa từng có tiền lệ này khiến truyền thông minh bạch và rõ ràng về chính sách tiền tệ cực kỳ quan trọng .”

Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon cũng là người tin rằng lạm phát sẽ hạ nhiệt, nói trong thứ Hai rằng ông kỳ vọng vấn đề chuỗi cung ứng sẽ được giải quyết vào năm 2022.

Dữ liệu CPI thứ Tư sẽ đưa ra cái nhìn chi tiết hơn về bức tranh lạm phát của Mỹ trong tháng Chín. Các chuyên gia kỳ vọng CPI tăng 0.3% MoM, tức 5.3% YoY.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ